LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bắc Âu tăng trưởng đến 73% nhờ Hiệp định EVFTA

Cập nhật ngày: 16 | 12 | 2022

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu đã đạt tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 73%/năm trong giai đoạn 2017-2021.

Theo Công thương

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na uy, Latvia), các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy) là các nước không trồng lúa gạo và phải nhập khẩu hoàn toàn gạo cho tiêu dùng và sản xuất.

Trong năm 2021, các nước Bắc Âu nhập khẩu 136.471 tấn gạo, trị giá 169,75 triệu USD, trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 5,52 triệu USD, tương đương với 5.646 tấn, với giá trung bình là 981 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu gạo sang Bắc Âu tăng trưởng mạnh

Hiện nay, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu gạo xay xát sang khu vực Bắc Âu. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa nhiều, chỉ chiếm 3,3% thị phần nhập khẩu tại Bắc Âu, nhưng với tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng, trung bình 73%/năm trong giai đoạn 2017-2021.

Trước năm 2019, Thụy Điển hầu như không nhập khẩu gạo Việt Nam. Từ năm 2019, với việc vận động, xúc tiến thương mại mặt hàng gạo của Thương vụ để chuẩn bị đón đầu Hiệp định EVFTA, kim ngạch nhập khẩu gạo của Thụy Điển từ Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể, từ vài chục đến hơn 100.000 USD đã lên đến 2,79 triệu USD năm 2021.

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Na Uy cũng tăng từ 1,8 triệu USD năm 2018 lên hơn 2,34 triệu USD năm 2021.

Nhập khẩu gạo của Đan Mạch từ Việt Nam chưa nhiều, chỉ hơn 300 triệu USD/năm, từ mức 375.000 USD năm 2017 tăng lên 394.000 USD năm 2021.

Giữ vững thị phần

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chỉ rõ, các sản phẩm đặc biệt hấp dẫn đối với thị trường châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng là gạo Ấn Độ hạt dài đã xát hoặc xay, chẳng hạn như gạo Basmati.

Các loại gạo thơm và gạo màu thường không được sản xuất ở châu Âu và được nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á. Việc nhập khẩu từ các nhà cung cấp ngoài châu Âu ngày càng tăng do nhu cầu về các loại gạo này ngày càng tăng. Các điều kiện thương mại thuận lợi giúp duy trì đà tăng trưởng này.

Hiện nay, Basmati là loại gạo đặc sản phổ biến nhất. Loại gạo thơm này đã trở nên phổ biến đối với rất nhiều người tiêu dùng châu Âu. Phần lớn lượng gạo lứt nhập khẩu và tăng trưởng nhập khẩu là từ các giống basmati. Basmati chất lượng cao có thể được bảo quản và ủ để có hương vị thơm ngon hơn trước khi bán ra thị trường.

“Một cách khác để tạo sự khác biệt với các nhà cung cấp khác là thêm nhãn sản phẩm. Các nhãn như hữu cơ và thương mại công bằng dễ nhận biết đối với người tiêu dùng và có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm” – Thương vụ khuyến cáo.

Các loại gạo đặc sản như gạo thơm basmati và jasmine, gạo risotto và gạo paella, và ở một mức độ nào đó là gạo màu, hiện được mua bán thông qua các kênh chính thống. Mức tiêu thụ của các giống cụ thể cao nhất ở các thị trường dân tộc (ví dụ gạo Việt Nam thường hay được bán ở cửa hàng thực phẩm Á châu, hoặc cửa hàng thực phẩm Việt Nam). Ricepedia nói rằng gạo đặc sản như các loại gạo thơm đã được giới thiệu với sự xuất hiện của một số lượng lớn người nhập cư từ Đông Nam Á và đã được công chúng phân biệt và sử dụng như một loại thực phẩm chính và dành cho người sành ăn trong vài năm qua.

Thị trường Bắc Âu nói riêng và EU nói chung là khu vực thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính và đòi hỏi cao về sản phẩm. Đơn cử, ngày 13/5/2022, EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601.

Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà….

Hiện nay, không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) đang tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình này. Trong đó, các chất Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong sản phẩm vi phạm.

Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được nhập khẩu từ đầu năm 2021). Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, Tivi. Tiếp theo, các mặt hàng tương tự của doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô hàng tiếp theo.

Việc thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam. Do đó, Thương vụ khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến dư lượng MRL trong sản phẩm gạo để hoạt động xuất khẩu không bị ảnh hưởng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng xuất khẩu cũng như dần có vị trí vững chắc tại thị trường gạo khu vực Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã biên soạn cuốn sách “Thị trường gạo Bắc Âu”, trong đó lần lượt giới thiệu tổng quan về thị trường gạo của Bắc Âu, cũng như qui mô, xu hướng, phân khúc thị trường, tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, các kênh phân phối, các qui định thị trường, thuận lợi, khó khăn, để từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp.

Cuốn sách này còn cung cấp danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu gạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.

TIN TỨC KHÁC

Người trồng lúa thêm tin vui

12-12-2022

Các dự báo và diễn biến thực tế cho thấy gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng đường xuất khẩu tại cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Đây là tin vui cho người trồng lúa vùng ĐBSCL dịp cuối năm.

Việt Nam nhập gần 1 triệu tấn gạo: Cần kiểm soát chặt

7-12-2022

Các doanh nghiệp cho rằng cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt gạo cấp thấp nhập khẩu vào Việt Nam để tránh nguy cơ gian lận.

Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo Việt Nam

2-12-2022

Cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đưa ra thông báo chính thức về việc dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt với việc xuất khẩu gạo hữu cơ không phải gạo basmati, gồm cả gạo tấm.

Xuất khẩu gạo rộng cửa

30-11-2022

Xuất khẩu gạo Việt Nam đang tạo ra những bất ngờ lớn nhờ xu hướng giá tăng và nhu cầu tiêu thụ cao.

Ngành Dự trữ khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch năm 2022

28-11-2022

Tổng cục Dự trữ Nhà nước điều hành quyết liệt, chỉ đạo toàn hệ thống ngành Dự trữ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm 2022, đặc biệt là xuất cấp kịp thời gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, hỗ trợ giáp hạt, mất mùa, trồng rừng, hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến trái chiều về quản lý gạo nhập khẩu

22-11-2022

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo bổ sung quy định về quản lý nhập khẩu gạo song đề xuất này gây nhiều tranh luận.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 7 triệu tấn trong năm nay

19-11-2022

Tại diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề "Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 19/11, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế ở nhiều quốc gia, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay.

Thị trường lúa giống vụ đông xuân 2022-2023: Đa dạng giống lúa, nông dân có nhiều lựa chọn

15-11-2022

Ðể sản xuất thắng lợi vụ lúa đông xuân, những năm gần đây nông dân rất quan tâm khâu chọn lựa giống tốt, gạo thơm ngon, chất lượng cao để bán được giá cao. Năm nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lúa giống trên địa bàn TP Cần Thơ đưa ra thị trường nhiều loại giống lúa thơm, chất lượng cao, nhà nông thêm nhiều lựa chọn.

ST25 - “Gạo ngon thế giới” canh tác cho năng suất cao tại huyện Sóc Sơn

11-11-2022

Sau một mùa vụ thử nghiệm ở quy mô nhỏ cho kết quả tích cực, Hội Nông dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mở rộng canh tác giống lúa ST25 trên địa bàn 16 xã. Đây là giống lúa cho chất lượng gạo ngon, từng giành giải Nhất, Nhì cuộc thi “Gạo ngon thế giới”.

Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022

9-11-2022

Kết thúc 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt khoảng 6 triệu tấn, cách không còn xa so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái Lan 23 USD/tấn.

Nâng tầm vụ lúa thu đông

3-11-2022

Vụ lúa thu đông canh tác trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, năng suất cao hơn và giá bán tốt hơn vụ hè thu. Với điều kiện canh tác lúa quanh năm như An Giang, hoàn toàn có thể đưa vụ đông xuân và thu đông thành 2 vụ sản xuất chính trong năm và giảm dần diện tích lúa để vụ hè thu chuyển sang canh tác rau màu và cây lương thực ngắn ngày.

Cà Mau: Hơn 600ha mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận quốc tế ASC

1-11-2022

Tin vui cho người nuôi tôm là tại tỉnh Cà Mau có hơn 600 héc ta mô hình canh tác tôm - lúa vừa được cấp giấy chứng nhận quốc tế ASC Group. Đây là chứng nhận quốc tế ASC đầu tiên trong cả nước. Qua đó góp phần khẳng định vị trí của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.