LÚA GẠO

Nhu cầu gạo tấm làm thức ăn chăn nuôi tăng cao trên thế giới

Cập nhật ngày: 16 | 03 | 2022

Gạo tấm đang trở nên hút hàng trên thị trường thế giới khi nhu cầu gạo thay thế ngô trong thức ăn chăn nuôi gia tăng, kéo giảm đáng kể mức chênh lệch giá giữa gạo trắng 5% tấm với 100% tấm.

Theo Vinanet

Trên thị trường châu Á cho biết nhu cầu gạo tấm từ Trung Quốc tăng cao bất thường trong thời gian qua, đặc biệt là những ngày gần đây, tập trung nhiều nhất vào gạo Ấn Độ và Pakistan.
Phần lớn nhu cầu bất thường này đối với gạo tấm là do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung: chủ yếu là ngô và một phần là lúa mì. Giá 2 loại ngũ cốc này tăng vọt xuất phát từ căng thẳng gia tăng xung quanh khu vực Biển Đen trong những tuần gần đây, mà đỉnh điểm là việc Nga thực hiện “Chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine vào ngày 24/2.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, vì Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ tư thế giới, và Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới – chiếm gần như toàn bộ lượng xuất khẩu của khu vực Biển Đen - Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì và 19% xuất khẩu ngô toàn cầu. Xung đột giữa 2 nước này khiến thị trường dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn cầu.
Trong khi đó, giá gạo tấm xuất xứ châu Á cũng bắt đầu tăng theo đà đi lên giá ngô và lúa mì khi người mua chuyển sang dùng gạo tấm. Ví dụ, gạo trắng 100% tấm của Ấn Độ được ngày 28/2 ở mức 310/tấn, FOB, đã tăng 29 USD/tấn kể từ đầu năm.
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết nhu cầu từ khách hàng Trung Quốc "rất mạnh", giữa lúc Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn cung gạo tấm hạn chế bởi tỷ lệ gạo nguyên hạt từ vụ Kharif (thu được trong quá trình xay xát) cao hơn dự kiến, trong khi nhu cầu gạo trắng 25% tấm cao hơn 5% tấm và những khó khăn trong việc vận chuyển gạo tấm từ các nhà máy nội địa đến cảng Kakinada.
Các nhà xuất khẩu Pakistan cũng cho biết nhu cầu từ Trung Quốc đối với gạo tấm của họ rất mạnh, trong khi nhu cầu gạo nguyên hạt giảm sút. Có thông tin các nhà máy chế biến thóc chỉ đơn giản là để chiết xuất gạo tấm - thường được coi là một sản phẩm phụ. Một nhà xuất khẩu thậm chí tuyên bố rằng một số nhà máy đang làm vỡ gạo nguyên hạt để thành gạo tấm cung cấp cho các đơn hàng, chủ yếu của khách Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết giá gạo trắng 25% tấm giảm có lúc xuống thấp hơn giá gạo trắng 100% tấm. Theo S&P Global Platts thì giá 2 loại gạo này hôm 28/2 lần đầu tiên trong lịch sử ngang bằng nhau.
Không chỉ từ Trung Quốc, các khách hàng châu Á khác cũng đang có nhu cầu gia tăng đối với gạo tấm.
Thông tin từ Thái Lan cho biết một chuyến tàu chở gạo tấm đã rời Bangkok đi Mỹ hôm 28/2, theo đó khách hàng Mỹ đang tránh không mua gạo Pakistan và Ấn Độ vì lý do dư lượng thuốc trừ sâu, và hợp đồng mua bán này là "bất thường" vì người mua Mỹ trong trường hợp cần thiết thường đáp ứng nhu cầu gạo tấm của mình bằng cách nhập khẩu từ Brazil.
Dự báo nhu cầu gạo tấm làm thức ăn chăn nuôi gần như chắc chắn sẽ tăng hơn nữa trong những tuần tới, khi các chuỗi cung cấp bị cắt đứt.
Theo dữ liệu của Platts, tính đến ngày 28 tháng 2, giá ngô CFR Đông Bắc Á đạt 366 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn so với đầu năm 2022 và tăng 71,30 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá lúa mì - chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, hợp đồng kỳ hạn tương lai (lúa mì xay xát trên sàn Matif – Pháp) giao tháng 3/2022 hôm 24/2 tăng 41,75 Eur/tấn lên 328 Eur/tấn.
Cước phí vận chuyển và giá thức ăn chăn nuôi tăng cũng góp phần đẩy nhu cầu gạo tấm tăng lên. Các nước châu Á thường xuất khẩu khối lượng lớn gạo tấm và nhập khẩu khối lượng lớn ngũ cốc thức ăn chăn nuôi, chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam. Điều đó cho thấy triển vọng nhu cầu nội địa đối với gạo tấm tại những thị trường này cũng sẽ gia tăng trong hững tuần tới để đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi. Tác động của những vấn đề hiện tại đối với chênh lệch giá giữa các loại gạo nguyên và tấm, với mức chênh lệch thu hẹp đáng kể trong bối cảnh nhu cầu gạo nguyên gần đây không hoàn toàn rõ ràng. Việt Nam là nước duy nhất không nằm trong xu hướng này, trong khi các nước xuất khẩu lớn khác ở Châu Á đều chứng kiến tỷ lệ chênh lệch giữa gạo trắng 5% và 100% tấm thu hẹp đáng kể.
Việc giá gạo tấm ngang bằng giá gạo nguyên hạt là điều hiếm khi xảy ra, song với tác động từ những diễn biến gần đây ở khu vực Biển Đen dự báo sẽ còn tiếp diễn, có thể việc gạo trắng 25% và 100% tấm của Pakistan ngang giá nhau sẽ còn tái diễn.

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh

11-3-2022

2 tháng đầu năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 tấn (tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 469,26 triệu USD (tăng 30,6%)

Xuất khẩu gạo Pakistan sang Trung Quốc năm 2021 tăng 133%

27-2-2022

Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc (Mã HS 1006) đạt 400 triệu USD vào năm 2021, tăng 133% so với cùng kỳ năm liền trước, và trong năm tháng đầu năm ngoái, Pakistan vẫn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc.

Giá gạo Mỹ tăng mạnh do khủng hoảng ở Ukraine

7-3-2022

Giá gạo Mỹ đang tăng nhanh do các thương nhân nhận định gạo sẽ tở thành một lựa chọn thay thế cho lúa mì – vốn đang trở nên quá đắt đỏ - sau khi xung đột Nga – Ukraine gia tăng.

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thành hình mẫu thích ứng biến đổi khí hậu

10-2-2022

Đồng bằng sông Cửu Long đang có sự dịch chuyển của nguồn nhân lực giữa các địa bàn trong bối cảnh mặt bằng chung về trình độ còn thấp, trong khi hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu...

ĐBSCL: Chủ động ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2021 - 2022

19-1-2022

Mùa khô 2021 - 2022, xâm nhập mặn được dự báo khả năng đến sớm hơn so với mọi năm, diện tích lúa đông xuân, nuôi trồng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.

Giá lúa Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tăng

14-3-2022

Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, trong tuần qua, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tăng, sau 1 tuần chững lại trước đó.

Nhập khẩu 300.000 tấn gạo từ Campuchia với thuế suất ưu đãi đặc biệt

8-3-2022

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCT quy định việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất từ Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và 2022.

Hàn Quốc phẩn bổ nhập hơn 55.000 tấn gạo từ Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan

25-2-2022

Hàn Quốc vừa ra thông báo, trong năm 2022, nước này phân bổ 388.700 tấn gạo nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch quốc gia cho 5 nước gồm: Trung Quốc, Hoa kỳ, Việt Nam, Thái Lan và Úc. Trong đó, Việt Nam được phân bổ 55.112 tấn gạo được nhập khẩu vào Hàn Quốc với mức ưu đãi 5%...

Mùa vàng trên đồng đất lúa-tôm

18-1-2022

Cuối năm, khi tiết trời ấm hơn cũng là lúc nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long vào chính vụ thu hoạch lúa-tôm (trồng lúa kết hợp nuôi tôm). Tuy canh tác theo cách thức khá giản đơn, nhưng nông sản cuối vụ có bao nhiêu cũng bán hết.

Gần 38% diện tích lúa Đông Xuân đã có nước

15-1-2022

Tính đến 16h ngày 15/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 191.260/506.558 ha, tương đương 37,76%.

Xuất cấp lượng gạo dự trữ quốc gia lớn nhất từ trước đến nay

24-12-2021

Năm 2021, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã giao các đơn vị khu vực thực hiện xuất cấp 253.303 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương để hỗ trợ người dân, với trị giá khoảng 2.912 tỷ đồng; đồng thời xuất cấp các vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia trị giá khoảng 142,1 tỷ đồng.

Từ năm 2022, đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia qua mạng

23-12-2021

Thông tin trên được Vụ trưởng Vụ Quản lý hàng dự trữ (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) Phạm Việt Hà cung cấp tại buổi họp báo chuyên đề do Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổ chức chiều 23-12.