RAU QUẢ

Sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh, chanh leo tươi

Cập nhật ngày: 16 | 12 | 2021

Pectin là một trong những phụ gia thực phẩm an toàn, đóng vai trò là chất tạo cấu trúc, tạo độ đặc, chất ổn định, chất làm dày, chất tạo gel, nhũ hóa. Pectin được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như chế biến quả, sản xuất sữa và sữa chua, sản xuất bánh kẹo, phụ gia thay thế chất béo, phụ gia trong dược phẩm. Nguyên liệu sản xuất pectin thương mại chủ yếu là những phụ phẩm trong chế biến nông sản như cam, quýt, táo, củ cải đường…

Nguồn: MARD

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu chiết tách pectin từ các loại vỏ quả mới chỉ mang tính chất thăm dò, từ những nguồn nguyên liệu chưa có tính tập trung nên chưa có sản phẩm pectin thương mại, lượng pectin được sử dụng trong nước vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn. Các công trình nghiên cứu chiết tách pectin từ vỏ quả ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bằng axit, trong khi phương pháp sử dụng enzyme cho tách chiết pectin rất an toàn với môi trường và tiêu hao năng lượng thấp do quá trình chiết xuất thực hiện ở nhiệt độ môi trường trung bình.

Sau một năm nghiên cứu và thực hiện (2020 – 2021), Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã thành công khi xây dựng được một quy trình công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả cam, chanh, chanh leo tím sử dụng enzyme với quy mô 50 kg/mẻ. Đầu tiên, nguyên liệu được xử lý với chlorine 150 ppm, pH 6 từ 6-8 phút. Tiếp đến, chần 95oC trong 10 phút rồi để ráo nước và xay nhuyễn. Bổ sung enzyme Celluclast 1,5l nồng độ 0,5% nguyên liệu, quá trình trích ly pectin được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ 50oC, pH 4,5, tốc độ khuấy 180 vòng/phút, thời gian thủy phân 120 phút. Tiến hành lọc và ly tâm loại bã, thu dịch chứa pectin. Dịch nổi chứa pectin được bổ sung ethanol theo tỷ lệ 1:2 (v/v), quá trình tủa pectin ở 4oC, thời gian 1 giờ. Sau đó, ly tâm trên máy ly tâm tốc độ cao để thu tủa pectin. Tủa pectin được sấy khô ở nhiệt độ 55oC, sau 24 giờ thu được sản phẩm pectin.

Sản phẩm pectin thu được có hàm lượng axit galacturonic 68%, độ ẩm 10,5%, hàm lượng chì, asen KPH, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thời gian bảo quản trên 6 tháng.

Nghiên cứu đã tạo ra pectin đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý, an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, giá thành có tính cạnh tranh, dây chuyền sản xuất phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm trên thị trường.

Kết quả của nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển một nền công nông nghiệp bền vững, an toàn với con người và môi trường sinh thái, nâng cao giá trị phụ phẩm của quá trình chế biến nước ép trái cây. Ngoài ra, quy trình công nghệ sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh, chanh leo còn đáp ứng nhu cầu giải quyết nguồn phụ phẩm tồn đọng cho các nhà máy chế biến nước ép trái cây ở Việt Nam. 

TIN TỨC KHÁC

Tiếp thị 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả sang Australia

29-11-2021

Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Australia đã triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu chanh leo Việt Nam với việc lần đầu tiên tiếp thị 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả sang Australia.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng mạnh, doanh nghiệp cần đầu tư sơ chế, chế biến để chớp được thời cơ?

22-11-2021

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của các thị trường lớn như Trung Quốc, EU tăng mạnh khi mùa đông đang đến gần và chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy vì dịch COVID-19. Tuy nhiên, để chớp cơ hội này, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đầu tư vào sơ chế và chế biến.

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu rau củ vào Đài Loan tăng gần 70%

19-11-2021

Hàng rau củ mà thị trường Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 40,3 triệu USD, tăng 81,6% về lượng và tăng 68,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu rau quả chuyển dịch mạnh sang sản phẩm chế biến

19-11-2021

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả tươi sang Trung Quốc gặp khó khăn, doanh nghiệp ngành rau quả của Việt Nam đã dần chuyển dịch sang sản phẩm rau quả chế biến. Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả chế biến sang nhiều thị trường như Mỹ, Nga, Australia… cũng tăng đáng kể.

Trung Quốc kiểm tra chặt hoa quả và thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam

9-11-2021

Hoa quả Việt Nam khi nhập khẩu vào Trung Quốc đang phải kiểm tra 100%. Trung Quốc cũng đang duy trì kiểm soát Covid-19 trên bao bì, phương tiện vận chuyển thủy sản đông lạnh, thuỷ sản sống từ Việt Nam. Những điều này gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cam Hàm Yên mất mùa nhưng không mất giá

2-11-2021

Do tình hình thời tiết bất lợi, nhiều diện tích cam Hàm Yên (Tuyên Quang) mất mùa, thế nhưng giá cam đầu vụ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại sứ, doanh nghiệp “hiến kế” xuất khẩu thành công rau quả vào EU

27-10-2021

Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hơn nữa khâu quảng bá sản phẩm thông qua hội chợ rau quả lớn, uy tín hay tìm mọi cách kéo giảm chi phí logistics… là hàng loạt giải pháp được các đại sứ, doanh nghiệp nhấn mạnh để có thể xuất khẩu thành công rau quả vào thị trường EU.

Xuất khẩu nông sản sang EU cần gắn với tiêu chí "xanh"

27-10-2021

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Nông nghiệp sạch chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đối với xã hội..."

Rau củ, trái cây Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh

25-10-2021

Nhập khẩu rau quả Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh giữa lúc rau quả trong nước tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng giãn cách