RAU QUẢ

Vùng dứa Cư Drăm thấp thỏm đầu ra

Cập nhật ngày: 10 | 05 | 2021

Niên vụ 2021, vùng dứa xã Cư Drăm, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã mở rộng diện tích lên trên 600 ha, song người dân hết sức lo lắng khâu tiêu thụ.

Mấy năm gần đây, cây dứa đem lại nguồn thu nhập khá cao và trở thành cây kinh tế chủ lực của một số thôn, buôn vùng sâu xã Cư Drăm (huyện Krông Bông, Đắk Lắk). Lợi nhuận cao, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng phù hợp, vốn đầu tư ít nên diện tích và sản lượng cây dứa tăng nhanh. Song người trồng dứa ở đây luôn thấp thỏm, lo lắng mỗi khi vào vụ thu hoạch vì đầu ra và giá cả của quả dứa đang phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. 

Dứa đang là cây trồng rất được kỳ vọng ở các xã vùng sâu của huyện Krông Bông (Đắk Lắk), song việc phát triển chưa gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Tùng Lâm. 

Dứa đang là cây trồng rất được kỳ vọng ở các xã vùng sâu của huyện Krông Bông (Đắk Lắk), song việc phát triển chưa gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Tùng Lâm. 

Theo thống kê, vụ dứa 2021 xã Cư Drăm có gần 600 ha (tăng hơn 500 ha so với năm 2016), trong đó gần 500 ha đã cho thu hoạch, sản lượng ước tính từ 30 tấn đến 40 tấn/ha. Trước đây cây dứa ở Cư Drăm cho thu hoạch rộ vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch. Thời gian thu hoạch khoảng 1 tháng.

Các hộ thu hoạch dứa vào cùng một thời điểm cộng với nhiều địa phương khác cũng vào vụ thu hoạch nên thường xuyên xảy ra tình trạng "cung vượt quá cầu". Nhiều gia đình gặp khó trong khâu tiêu thụ vì lượng dứa nhiều, thương lái mua không kịp, giá cả lại thấp.

Những năm gần đây, nhiều hộ có diện tích dứa lớn đã áp dụng biện pháp xử lý cho dứa ra quả sớm, ra quả trái vụ, thời gian dứa ra quả theo ý muốn để tránh tình trạng dứa chín đồng loạt khó khăn cho đầu ra. 

Nhờ đó, nhiều hộ dân đã chủ động được thời điểm thu hoạch dứa. Nhiều hộ có dứa trái vụ, bắt đầu từ tháng 2 âm lịch đã có dứa thu hoạch và kéo dài đến cuối tháng tám âm lịch hàng năm. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn 1, xã Cư Drăm năm nay có gần 20 ha dứa, trong đó có 16 ha đã đi vào thu hoạch. Những năm trước khi chưa biết biện pháp xử lý cho dứa ra quả theo mong muốn, việc thu hoạch và tiêu thụ dứa của gia đình ông vô cùng nan giải.

Diện tích dứa nhiều, lại thu hoạch đồng loạt nên nhiều hôm không thuê được người thu hoạch. Dứa chín thu hoạch về bị thương lái ép giá, thậm chí không mua vì dứa nhiều, nhu cầu tiêu thụ của thị trường lại có hạn.

Đến vụ, dứa không có doanh nghiệp thu mua ổn định, mà chỉ được tiêu thụ qua kênh tiểu thương nhỏ lẻ, rất bấp bênh về giá cả. Ảnh: Tùng Lâm.

Đến vụ, dứa không có doanh nghiệp thu mua ổn định, mà chỉ được tiêu thụ qua kênh tiểu thương nhỏ lẻ, rất bấp bênh về giá cả. Ảnh: Tùng Lâm.

Khi có kinh nghiệm xử lý để dứa ra theo đợt, hiện nay từ đầu tháng hai âm lịch gia đình ông đã có dứa thu và kéo dài cho hết tháng tám âm lịch. Do xử lý dứa ra trái vụ, các địa phương khác chưa đến vụ thu hoạch dứa nên dứa dễ tiêu thụ hơn. Dứa hái về đến đâu được tư thương vào đặt mua hết đến đó; giá cả cao và ổn định, có khi giá cao gấp đôi so với chính vụ...

Mặc dù vậy, hiện nay vùng dứa xã Cư Drăm vẫn còn tình trạng đến thời điểm chính vụ, dứa các vùng khác nhiều nên ít thương lái vào thu mua, giá cả xuống thấp.

Nông dân Nguyễn Văn Hùng cho hay: Thời điểm giá cao, mỗi quả dứa từ 2 kg trở lên tư thương mua sỉ với giá 22 nghìn đồng. Việc phun thuốc kích thích chỉ phun thuốc kích thích một lần cho cây ra hoa sớm cách thời điểm thu dứa 6 tháng, không phun khi cây đã ra quả nên không làm ảnh hưởng gì đến chất lượng quả dứa”.

Cuối năm 2020, 10 hộ trồng dứa ở thôn 1 và thôn 2 của xã Cư Drăm có diện tích dứa lớn đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ dứa Cư Drăm để hỗ trợ nhau cùng phát triển cây dứa và tìm đầu ra cho quả dứa.

Sau khi HTX được thành lập, một số công ty cũng đã có ý định bao tiêu dứa cho HTX nếu dứa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn. Song loại dứa mà các doanh nghiệp muốn đặt hàng tiêu thụ lại là giống dứa MD2 (giống dứa lai từ giống dứa Queen và giống dứa Cayen) trái nhỏ, ít nước, độ chua ít, trọng lượng dưới 2 kg/quả.

giống dứa được trồng ở Cư Drăm là giống Cayen, quả rất to nhưng lại không được doanh nghiệp thu mua. Ảnh: Tùng Lâm.

Giống dứa được trồng ở Cư Drăm là giống Cayen, quả rất to nhưng lại không được doanh nghiệp thu mua. Ảnh: Tùng Lâm.

Dứa MD2 trồng dày (từ 55.000 đến 60.000 cây/ha). Sau khi thu hoạch 1 lần phải phá bỏ để trồng lại vụ mới. Trong khi giống dứa mà bà con xã Cư Drăm đang trồng là loại dứa Cayen, nhiều nước, quả to (thu vụ đầu có những quả đạt trọng lượng trên 4kg, trung bình hơn 2 kg/quả), trồng thưa, 1 lần trồng thu được nhiều năm (từ 4 đến 5 năm). 

Vì vậy, tuy đã thành lập được HTX được gần 1 năm, nhưng HTX chưa đi vào hoạt động, các thành viên không mấy mặn mà, những hộ khác không muốn vào HTX vì không tìm được đối tác, việc trồng dứa cũng vẫn mang tính tự phát... 

Bà Trần Thị Len, Giám đốc HTX Dứa Cư Drăm cho hay: Diện tích cây dứa của thôn 1 và thôn 2 đã lên đến gần 400 ha. Đầu ra và giá cả hiện nay đem lại lợi nhận cao cho bà con vì một số diện tích dứa ra trái vụ do bà con xử lý cho dứa ra quả sớm.

Tuy nhiên diện tích dứa đang ngày một tăng, bà con trồng theo kiểu tự phát, không có quy hoạch. Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, chưa có doanh nghiệp hoặc nhà máy nào ký kết bao tiêu nên bà con rất lo lắng.

Cây dứa Cư Drăm được lãnh đạo huyện Krông Bông đánh giá cao về tiềm năng, lợi thế và triển vọng trở thành sản phẩm OCOP của huyện.

Song, để người dân trồng dứa đồi ở các thôn, buôn vùng sâu của huyện Krông Bông yên tâm phát triển cây dứa đồi một cách bền vững, trở thành cây kinh tế chủ lực, thay thế cho cây hồ tiêu, cây sắn, cây bắp lai kém hiệu quả, đem lại thu nhập cao, ổn định, rất cần sự vào cuộc hỗ trợ của các cấp, các ngành...

Nguồn: Nongnghiep.vn

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm trên 63%

6-5-2021

3 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt gần 966,72 triệu USD, tăng 8,7%.

Vải Hải Dương sẽ bán trên Alibaba, Voso, Sendo và Lazada

4-5-2021

Theo kế hoạch, từ ngày 15/5, vải Hải Dương sẽ chính thức được bán trực tuyến qua các kênh Alibaba, Voso, Sendo và Lazada. Đây là năm đầu tiên tỉnh triển khai tiêu thụ vải thông qua sàn thương mại điện tử.

Xuất khẩu rau quả tăng tháng thứ 3 liên tiếp

28-4-2021

Theo Cục Xuất nhập khẩu với kết quả tích cực trong ba tháng đầu năm 2021, ngành hàng rau quả kỳ vọng sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2021.

ALGERIA TIẾP TỤC CẤM NHẬP KHẨU 13 LOẠI TRÁI CÂY

26-4-2021

13 loại trái cây mà Algeria đưa vào danh sách tạm dừng nhập khẩu bao gồm cam, quýt, mơ, quả anh đào, quả đào, mận, nho, lê, táo, hạnh nhân, vả, lựu, sơn trà và mộc qua.

Thị phần Việt Nam trên bản đồ xoài thế giới còn khiêm tốn

22-4-2021

Xoài là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam. Dư địa tăng trưởng của loại trái cây chủ lực này được đánh giá còn rất lớn nên mục tiêu xuất khẩu đề ra là 650 triệu USD vào năm 2030.

EVFTA ngành rau quả: Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp

19-4-2021

"Lợi ích công cộng" là một yếu tố phải xem xét khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Xoài, bưởi da xanh, rau củ đồng loạt rớt giá mạnh vì tiêu thụ khó

13-4-2021

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, giá bưởi, xoài và nhiều loại rau củ đều giảm mạnh, trong khi diện tích đang phát triển khá mạnh.

EVFTA ngành rau quả: Cơ chế chứng nhận xuất xứ Việt Nam áp dụng

8-4-2021

Theo EVFTA, Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi thấy thích hợp, áp dụng đối với tất cả hàng hóa, trong đó có sản phẩm rau quả.

Giải mã thành công bộ gien mầm bệnh bí đỏ

6-4-2021

Người trồng bí đỏ bị ám ảnh bởi những vảy rám nắng nhỏ hình thành trên quả, mỗi vết rám nắng là một dấu hiệu cho biết bệnh đốm vi khuẩn. Các đốm này không chỉ làm hỏng thịt quả mà còn tạo ra các điểm cho nấm xâm nhập nấm gây thối quả và các mầm bệnh khác có thể phá hủy bí đỏ và các cây họ bí khác từ trong ra ngoài.

Trung Quốc tăng mua trở lại trái cây Việt Nam

30-3-2021

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trái cây từ Việt Nam nhằm phục vụ cho mùa lễ hội tại nước này.

Phát triển bền vững cây quýt hồng Lai Vung

30-3-2021

Quýt hồng Lai Vung là cây đặc sản tỉnh Đồng Tháp, song thời gian qua nhiều diện tích bị nhiễm bệnh gây chết hàng loạt làm cho nhiều nhà vườn thua lỗ.