Anh Dadi, một người trồng cà phê tại châu Phi, là một trong hàng triệu nông dân trên khắp thế giới đang đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu làm gián đoạn sản xuất cà phê.
Để phát triển đúng cách, cây cà phê cần có nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm thích hợp. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng sẽ làm giảm diện tích trồng cà phê tới 50% vào năm 2050.
Tình trạng thiếu nước cũng khiến một số trang trại cà phê bị bỏ hoang hoặc chuyển sang sử dụng với mục đích khác.
Ở Côte d'Ivoire, sản lượng cà phê thường đạt đỉnh khoảng 100.000 tấn một năm, nhưng gần đây đã bị ảnh hưởng nặng nề khi mưa theo mùa làm giảm nguồn cung xuống 15%.
Châu Phi chiếm khoảng 12% sản lượng cà phê của thế giới. Chất lượng và hương vị của cà phê từ lục địa này được những người sành cà phê trên toàn thế giới yêu thích. Riêng Côte d'Ivoire là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất ở Tây Phi và lớn thứ ba ở châu Phi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo nếu không có các biện pháp bảo tồn, giám sát và bảo quản hạt giống, hàng triệu nông dân trồng cà phê tại châu Phi có thể mất kế sinh nhai, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ và gia đình.
Khôi phục sản xuất cà phê tại châu Phi
Việc khôi phục sản xuất cà phê tại châu Phi sẽ cải thiện thu nhập của nông dân và khuyến khích nhiều người tham gia vào công việc trồng cà phê hơn, sau cùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên toàn khu vực.
Đối với Nestlé ở Trung Phi và Tây Phi, canh tác cà phê bền vững được ưu tiên và công ty đang hợp lực để thực hiện điều này bằng cách phục hồi và tái canh cà phê bền vững. Các kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến đã được áp dụng để hỗ trợ sự phát triển của cây cà phê.
Kết quả, khoảng 6.750 hecta cà phê đã được trồng và hơn 2000 hecta trang trại cà phê đã được trẻ hóa trên khắp Côte d'Ivoire. Sản xuất đạt tới 2.000 tấn cà phê và thu nhập của nông dân cũng tăng lên 25%.
Anh Dadi cũng cho biết, với các phương pháp canh tác và trồng cà phê bền vững được cung cấp bởi các nhà nông học Nestlé, sản lượng cà phê tại trang trại của anh đã tăng lên gấp 5 lần, đạt hơn hai tấn/hecta.
Đây chỉ là một trong những câu chuyện thành công của hàng nghìn nông dân trên 11 quốc gia, là một phần của Nescafé Plan trên toàn thế giới.
Ngoài ra, tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Nespresso gần đây cũng đã công bố cam kết lâu dài để phục hồi ngành cà phê của đất nước, hỗ trợ nông dân Công và khôi phục sản xuất ở các khu vực đang phải đối mặt bởi biến đổi khí hậu.
Tương lai của cà phê
Năm ngoái, Tổ chức Cà phê Liên Phi (IACO) đã hợp tác với Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế (CABI) và Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) để thành lập quĩ hỗ trợ ngành cà phê của Châu Phi.
Năm 2018, Bộ Nông nghiệp Côte d'Ivoire đã giới thiệu chiến dịch cắt tỉa cành để hỗ trợ nông dân trồng cà phê và đặt mục tiêu đạt sản lượng 350.000 tấn.
Mặc dù mục tiêu này không đạt được và khối lượng cung cấp cà phê tiếp tục giảm, nhưng hành động này vẫn được hoan nghênh, vì giúp thúc đẩy sản xuất và mở ra tương lai tươi sáng hơn cho cà phê chất lượng cao.
"Ngành công nghiệp cà phê bao gồm các nhà xuất khẩu và sản xuất, cùng với các chính phủ ở Châu Phi và trên toàn thế giới, tất cả đều phải hợp tác làm việc để đối phó với biến đổi khí hậu.
Điều này rất quan trọng đối với Nestlé, đó là lí do tại sao Giám đốc điều hành của chúng tôi, Mark Schneider đã kí cam kết "Tham vọng kinh doanh 1,5°C" của Liên hợp quốc để đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chúng tôi cam kết thực hiện các mục tiêu bền vững như vậy để nâng cao sức khỏe của hành tinh, thúc đẩy tiến bộ xã hội và hỗ trợ một hệ thống thực phẩm bền vững, lành mạnh", ông Fatih Ermis, Giám đốc Dịch vụ Nông nghiệp của Nestlé tại Trung và Tây Phi cho biết.
Ông Scott Coles, Giám đốc Điều hành Kinh doanh về Cà phê tại Nestlé Trung và Tây Phi, cho biết thêm: "Thông qua việc hợp tác, chúng tôi sẽ có thể trao quyền và hỗ trợ lâu dài cho nông dân và địa phương họ để xây dựng lại ngành cà phê và nền kinh tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê ở Châu Phi hạ Sahara.
Tất cả các bước này sẽ giúp thực hiện mục đích là nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cuộc sống của người dân ngày hôm nay và cả các thế hệ mai sau".