Theo The Hindu Business Lines, cà phê Ấn Độ đang đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nhà sản xuất giá rẻ Uganda tại thị trường Italy, thị trường độc tôn của Ấn Độ trong hơn ba thập kỉ qua.
Italy được cho là chiếm 1/5 sản lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ.
Cà phê Ấn Độ tại Italy được bày bán rộng rãi ở phân khúc chất lượng cao trong các quán cà phê và nhà hàng.
Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất tại Italy với hơn một nửa thị phần tại thị trường nước này, theo sau là Ấn Độ với khoảng 20% thị phần và các nước xuất khẩu khác như Việt Nam và Uganda.
Theo Ramesh Rajah, chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu cà phê Ấn Độ cho hay “Các nhà xuất khẩu Uganda đang cố gắng giành nhiều nhất có thể thị phần tại Italy trong bối cảnh hiện tại và điều đó thực sự khiến chúng tôi e ngại”.
Người mua ở Italy bị thu hút bởi cà phê robusta của Uganda, được cho là tương đương về giống cũng như chất lượng so với cà phê Ấn Độ trong khi giá lại rẻ hơn ít nhất 200 USD/tấn, tương đương 20%.
“Trong điều kiện bình thường, khách hàng chú trọng chất lượng và sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên kinh tế Italy đang trải qua giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19 nên khách hàng bắt đầu tìm kiếm sản phẩm cà phê giá rẻ hơn.
Họ dần chuyển hướng sang Uganda nơi có giá cà phê thấp hơn 20% so với Ấn Độ trong khi chất lượng lại tương đương. Cà phê Việt Nam thậm chí còn rẻ hơn nhưng vì hương vị và các yếu tố khác nên chỉ được bán theo hình thức đóng gói và thuộc phân khúc đại trà, không thuộc phân khúc cao cấp ở Italy.
Cà phê ở phân khúc cao cấp chịu nhiều tác động bởi đại dịch COVID-19 hơn cà phê ở phân khúc đại trà và thực sự điều đó ảnh hưởng nặng tới chúng tôi”, ông Rajah cho hay.
Xuất khẩu giảm 27%
Sản lượng cà phê vận chuyển tới Italy trong nửa đầu năm 2020 giảm còn 36.547 tấn, giảm 27% so với 50.513 tấn cùng kì năm ngoái.
Trong đó, sản lượng cà phê arabica ở mức 4.774 tấn, giảm 14% so với 5.577 tấn cùng kì năm ngoái và sản lượng cà phê robusta thậm chí còn giảm mạnh hơn nữa, chỉ ở mức 31.134 tấn, giảm 27% so với 42.658 tấn cùng kì năm ngoái.
Trong cùng giai đoạn, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ giảm 16% về lượng xuống 178.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 404 triệu USD.
Theo ông Anil Ravindran, một nhà xuất khẩu ở Benhaluru và đối tác tại RV Commdities cho hay “Đối với cà phê robusta chưa qua sàng lọc, Ấn Độ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các lô hàng giá rẻ đến từ Uganda.
Mặc dù chất lượng cà phê Ấn Độ đã được kiểm chứng nhưng các nhà nhập khẩu đang lựa chọn cà phê dựa theo tiêu chí giá cả phù hợp. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện tại, khi mà các loại cà phê có giá cạnh tranh được ưu ái hơn bởi người mua”.
Thực tế Uganda đang giành lại thị phần tại thị trường Italy mà nước này đã để tuột mất vào tay Ấn Độ từ 30 năm trước.
“Chúng tôi đã chiếm ưu thế trong hơn 30 năm, và giờ Uganda đang quay trở lại”, ông Rajah cho hay.
Thách thức liên quan đến Logistics
Các nhà xuất khẩu Ấn Độ đã thay thế Uganda tại thị trường Italy khi mà các nhà sản xuất châu Phi phải đối mặt với thách thức trong việc vận chuyển cà phê.
“Chúng tôi không bao giờ chèn ép các nước khác ngay cả khi giành được thị phần ở Italy. Mục tiêu thương mại của chúng tôi là hợp lí hoá giá cả và cung cấp nguồn cung đáng tin cậy trong suốt cả năm và lô hàng của chúng tôi luôn được chuẩn bị kĩ lưỡng.
Chúng tôi bán những loại cà phê chất lượng tốt và bắt đầu nhận tiền đặt cọc. Khi mà khách hàng đã quen dùng cà phê của Ấn Độ, tiền cọc cứ thế tăng lên”, ông Rajah cho hay.
Vì vậy tiền cọc đã trở thành thách thức đối với các nhà xuất khẩu Ấn Độ trong việc giữ lại thị trường Italy.
Mặc dù hạn ngạch tiền cọc đã giảm nhưng giá cà phê Robusta của Ấn Độ vẫn ở mức cao trên sàn giao dịch LIFFE.
Hiện tại giá cà phê robusta–cherry của Ấn Độ có giá đặt cọc tương đối cao, khoảng 500-600 USD/tấn trong khi giá cuối của cà phê robusta của Uganda chỉ khoảng 250-300 USD/tấn.
“Chúng tôi mất đi uy tín chỉ bởi tiền cọc của chúng tôi quá cao. Việc để tuột thị trường vào tay Uganda sẽ có tác động dài hạn”, ông Rajah cho biết.
Hơn nữa, các nhà xuất khẩu Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc khớp giá của Ugandan vì điều đó có nghĩa là họ sẽ phải tìm nguồn cung giá rẻ và giảm giá bán, điều này sẽ làm tổn thương đến những người trồng cà phê.
Đặc biệt trong bối cảnh người trồng cà phê đang quay cuồng dưới tác động của giá thấp trong nhiều năm.
Rajah cho biết chính hủ nên can thiệp và lập tức hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu để bảo vệ thị trường của họ, bằng cách tăng ưu đãi theo Chương trình Xuất khẩu Hàng hóa từ Ấn Độ (MEIS) lên 5%, hoặc thực hiện xoá bỏ nhiệm vụ và thuế đối với các sản hẩm xuất hẩu (RoDTEP ) một cách sớm nhất, trong khi đảm bảo cơ sở tín dụng với lãi suất giảm.