CÀ PHÊ

Chiến lược tăng trưởng tiêu thụ cà phê của Uganda tại thị trường Trung Quốc

Cập nhật ngày: 24 | 02 | 2020

Ngày 29/1, các nhà chế biến, xuất khẩu và quản lí cà phê của Uganda đã mở cuộc họp nhằm xây dựng chiến lược làm thế nào để đất nước Đông Phi có thể thu lợi từ việc tiêu thụ cà phê ngày càng tăng tại Trung Quốc một cách tốt nhất.

Cuộc họp chiến lược diễn ra khi Uganda đang chuẩn bị cho Triển lãm cà phê đặc sản quốc tế Trung Quốc - được tổ chức tại Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam từ ngày 18 - 22/3.

Ban tổ chức hội chợ triển lãm đã chọn Uganda là quốc gia đại diện, điều này nghĩa là quốc gia này sẽ có cơ hội khẳng định vị trí chiến lược của mình tại thị trường Trung Quốc và châu Á Thái Bình Dương, thông qua việc nâng cao nhận thức, tầm nhìn và thâm nhập thị trường.

Số liệu do Lãnh sự quán của Uganda tại Quảng Châu đưa ra cho thấy văn hóa uống cà phê của Trung Quốc tăng trưởng 20% mỗi năm mặc dù đây là một quốc gia chủ yếu uống trà.

Theo Lãnh sự quán, Trung Quốc chiếm ít hơn 2% lượng tiêu thụ cà phê toàn cầu nhưng đang có xu hướng tăng lên.

Ông Solomon Rutega, Tổng lãnh sự của Uganda tại tỉnh Quảng Châu, trao đổi với các nhà xuất khẩu và nhà chế biến rằng các chuỗi cà phê đa quốc gia đã nhận thấy cơ hội và đang xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Ông Rutega cho biết Uganda có cơ hội trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê cao cấp.

Ông lưu ý khách hàng mục tiêu chủ yếu là thế hệ Millennials (những người được sinh ra trong khoảng thời gian năm 1980 - 2000) tại Trung Quốc, cộng đồng người di cư trở về nước và cộng đồng người nước ngoài.

Cà phê là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Uganda

Cà phê là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Uganda và khoảng 500.000 hộ gia đình ở nước này phụ thuộc vào sản xuất cà phê, theo Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA).

Số liệu của Bộ Tài chính Uganda cho thấy, năm 2018, ngành cà phê nước này đã thu về 492 triệu USD trong khi năm 2017 là 490 triệu USD.

Uganda xuất khẩu 3.000 - 4.000 tấn cà phê mỗi năm sang Trung Quốc trong số 240.000 tấn được sản xuất hàng năm.

Theo UCDA, Uganda đang thực hiện bản đồ cà phê nhằm tăng xuất khẩu cho mặt hàng này từ 3,5 triệu bao 60 kg trong niên vụ 2016 - 2017 lên 20 triệu bao 60 kg vào năm 2025.

Uganda có kế hoạch tự xây dựng thương hiệu với vai trò một nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê cao cấp nhằm đạt được sức hút thị trường.

Ông Emmanuel Iyamulemye, giám đốc điều hành UCDA, cho biết nước này đang trong quá trình ban hành luật cho phép đảm bảo chất lượng hạt cà phê từ cấp độ trang trại.

Ông lưu ý chất lượng là vô cùng quan trọng nếu đất nước này muốn thu về thêm ngoại hối từ ngành cà phê.

Bên cạnh đó, ông Rutega cho rằng Uganda phải định vị mình là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê chất lượng cao và không cần tập trung nhiều vào số lượng vì các nước như Việt Nam gần Trung Quốc hơn.

Uganda cũng lên kế hoạch sử dụng các nền tảng kĩ thuật số đang phát triển ở Trung Quốc để tiếp thị cà phê thay vì phân phối đến các siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ để tìm kiếm người mua.

Ông Rutega cho biết thêm nước này sẽ tìm cách hợp tác với các công ty kĩ thuật số Trung Quốc như Alibaba, WeChat và sử dụng các cuộc triển lãm thương mại khác nhau ở Trung Quốc để tiếp thị, quảng bá cà phê Uganda.

Tháng 9/2019, các quan chức từ Sàn giao dịch cà phê Vân Nam của Trung Quốc (YCE) đã gặp gỡ UCDA để tìm cách thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Uganda sang Trung Quốc.

Theo vietnambiz.vn

TIN TỨC KHÁC

Đông Nam Á hướng tới phát triển cà phê bền vững

17-2-2020

Theo The ASEAN Post, cà phê đang nhanh chóng phát triển thành một mặt hàng có tính bền vững cao hơn do nhu cầu của người tiêu dùng và những cam kết của nông dân trên thế giới. Nhờ sự phổ biến mà cà phê trở thành một mặt hàng quan trọng đối với các nước Đông Nam Á, có giá trị xuất khẩu đạt 6,2 tỉ USD, tương đương 16% sản lượng xuất khẩu cà phê thế giới.

Xuất khẩu cà phê Brazil sang các nước Arab tăng 29%

18-2-2020

Khối lượng xuất khẩu cà phê từ Brazil sang các quốc gia Arab đã tăng 29,1% trong tháng 1 so với cùng kì năm ngoái lên 121.700 bao 60 kg, theo báo cáo của Hội đồng Các nhà xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafé) ngày 11/2.

Cà phê Châu Á: Nông dân Việt Nam giữ hàng trong bối cảnh giá thấp

17-2-2020

Lái thương và nhà xuất khẩu tại Việt Nam đã không mua được cà phê giá thấp từ nông dân, trong khi tồn kho bắt đầu giảm.

Giá cà phê thế giới giảm trở lại gần 9% trong tháng 1/2020

14-2-2020

Giá cà phê thế giới giảm trở lại gần 9% trong tháng 1/2020

Brasil: xuất khẩu trong tháng 1/2020 đạt 3,2 triệu bao

10-2-2020

Các lô hàng xuất khẩu đều tăng trưởng về số lượng, giá trị kim ngạch và mức giá trung bình của một bao cà phê so với tháng 12/2019.

Nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam

22-1-2020

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới tuy nhiên, giá trị xuất khẩu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng ngành cà phê Việt Nam.

Đưa công nghệ vào vườn cà phê

13-2-2020

Tại Tây Nguyên đã có 230.000 nông dân được tập huấn đổi mới quy trình trồng cà phê, liên kết với doanh nghiệp.

Hàng trăm héc ta cà phê lá cháy đen giữa vườn

12-2-2020

Ngày 9.2, UBND H.Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết những ngày qua trên địa bàn xuất hiện sương muối gây thiệt hại nặng đến cây cà phê và hoa màu khác của bà con nông dân các xã Đạ Chais, Đạ Nhim và Đạ Sar.

Giá cà phê hôm nay 26/1: Giảm mạnh

26-1-2020

Giá cà phê hôm nay giảm mạnh trong ngày Mùng 2 Tết Nguyên đán, hiện đang dao động trong khoảng 31.200 – 31.500 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ

31-1-2020

Mới đây, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã có số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu cà phê trong 3 tháng đầu năm 2019 - 2020.

Cục SHTT cấp Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cà phê nhân Đăk Hà

27-1-2020

Cục Sở hữu trí tuệ mới đây đã ban hành Quyết định số 6221/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00079 cho cà phê Đăk Hà.

Việt Nam: Xuất khẩu cà phê năm 2019 giảm 11,92%

30-1-2020

Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55 triệu bao), giảm 223.702 tấn, tức giảm 11,92 % so với khối lượng xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta.