LÚA GẠO

Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị hạn, mặn nghiêm trọng

Cập nhật ngày: 24 | 12 | 2019

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị hạn, mặn sớm hơn, sâu hơn, thậm chí nghiêm trọng hơn năm 2016.

Tại cuộc họp cung cấp thông tin về tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019 – 2020 của Tổng cục Thủy lợi chiều 19/12, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị hạn, mặn sớm hơn, sâu hơn, thậm chí nghiêm trọng hơn năm 2016.

Mùa khô 2019 – 2020, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện sớm so với năm 2015 - 2016 là từ 20 - 30 ngày; so trung bình nhiều năm là từ 2,5 - 3,5 tháng. Từ giữa tháng 12, mặn có khả năng ảnh hưởng sâu đến 40 - 50km (cao hơn 2016 khoảng 3 - 5km).

Dự báo tháng 1, 2, giữa tháng 3/2020: ranh mặn 4g/l xâm nhập từ 55 - 110km, cao hơn từ 3 - 7km so 2015 - 2016, từ 20 - 40km so với trung bình nhiều năm.

Vụ Đông Xuân tại khu vực gặp rủi ro cách biển đến 50 - 60km. Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, nếu có xả nước thủy lợi, mặn giảm cửa sông Cửu Long. Còn khu vực sông Vàm Cỏ, Cái Lớn mặn có thể tăng cao.

Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh với tổng cộng 71/137 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang.

Tổng diện tích tự nhiên thuộc vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng 1.869.000 ha (không bao gồm các khu vực đã có công trình thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn), cao hơn vùng ảnh hưởng của năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 khoảng gần 50.000 ha.

Bên cạnh đó, tổng cộng sẽ có khoảng 120.772  hộ thiếu nước sinh hoạt, gồm 31.487 hộ (tương đương 26%) từ công trình cấp nước tập trung khoảng; 89.282 hộ (tương đương 74%) từ cấp nước nhỏ lẻ. So với năm 2015-2016, số hộ thiếu nước sinh hoạt giảm khoảng 89.228 hộ (năm 2015-2016 là 210.000 hộ).

Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh, nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long năm nay thấp hơn năm 2015 (năm để sinh ra hạn mặn 2016). Qua xâm nhập mặn kỷ lục năm 2016, kinh nghiệm ứng phó với tình trạng này có rất nhiều.

Nếu xảy ra tình trạng như dự báo trên mà không có kinh nghiệm năm 2016 sẽ thiệt hại sẽ rất nặng nền. Điển hình, tuy xâm nhập mặn dự báo cao hơn nhưng số hộ bị thiếu nước lại giảm mạnh.

Bên cạnh đó, sau năm 2016, Chính phủ, địa phương đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi, công trình cấp nước cho dân. Với tình hình trên, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải cùng quyết tâm để đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kịch bản chi tiết cả về trước mắt và lâu dài.

Về nước sinh hoạt, Bộ đã chỉ đạo địa phương phải cân đối nước đến từng thôn, ấp, hộ gia đình. Đây là nhiệm vụ ưu tiên số một để đảm bảo đủ nước cho người dân, tiếp theo là cây ăn quả lâu năm, lúa rồi đến các đối tượng khác.

Về lâu dài, ông Nguyễn Văn Tỉnh cho rằng vẫn phải đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đây là giải pháp số một. Trong giai đoạn trung hạn 2016 - 2020, Chính phủ đã giao Bộ và địa phương đầu tư nhiều công trình thủy lợi. 

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình được xây dựng chủ yếu phục vụ ứng phó với thiên tai; trong đó có hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, chống sát lở…

Với giải pháp phi công trình, ngoài tổ chức quản lý, Bộ cũng như các địa phương đã đầu tư xây dựng các hệ thống giám sát nói chung; trong đó có giám sát mặn để dự báo, cảnh báo, hướng dẫn người dân phòng chống.

Liên quan đến giải pháp trước mắt đối với sản xuất vụ Đông Xuân, ông Đinh Công Chính, Phó trưởng Phòng Cây lương thực, cây thực phẩm (Cục Trồng trọt) cho biết thêm, hàng năm khu vực này sản xuất 1,6 triệu ha. Dự báo sẽ khó khăn về nguồn nước, nên các địa phương đã giảm diện tích so vụ Đông Xuân năm ngoái 50.000 ha, diện tích sẽ bù vào vụ Hè Thu và Thu Đông. Bên cạnh đó, địa phương đã đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, hiện đã cơ bản gieo cấy xong.

Cụ thể, trà lúa Đông Xuân sớm gieo cấy đầu tháng 11 thường được 25% nhưng năm nay đã đẩy lên 30%; trà tập trung vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 đã đẩy lên và đạt trên 50%. Cục Trồng trọt đã chỉ đạo các địa phương chú trọng việc chăm sóc, cố gắng đảm bảo diện tích gieo cấy cũng như kế hoạch đề ra.

Trước tình hình trên, dự kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019 -2020 vào ngày 25/12 tại Bến Tre); Hội nghị do Chính phủ chủ trì công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020  dự kiến vào tháng 1/2020./.

 
 

TIN TỨC KHÁC

Campuchia dự kiến xuất khẩu gạo sang Nam Phi

18-12-2019

Nhà xuất khẩu gạo Mekong Oryza Trading đã kí Biên bản ghi nhớ (MOU) xuất khẩu với các doanh nghiệp từ Hong Kong và Nam Phi trong đầu tháng 12/2019

Trung Quốc cấp phép xuất khẩu cho thêm 18 nhà máy xay xát gạo Campuchia

17-12-2019

Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh cho biết Trung Quốc đã cho phép thêm 18 nhà máy Campuchia xuất khẩu gạo vào quốc gia châu Á, nâng tổng số nhà máy được phép tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới lên 44.

Lành mạnh ngành giống để thơm danh gạo Việt

16-12-2019

Công tác chọn giống lúa của Việt Nam có bước tiến dài với rất nhiều giống lúa chất lượng cao ra đời, trong đó đã có giống đạt tầm cỡ thế giới.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lí Thị trường: Chưa có tiêu chuẩn để kết luận tồn tại gạo ST25 giả

16-12-2019

Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lí Thị trường cho biết hiện nay, lực lượng quản lí thị trường khu vực phía Nam đang đi kiểm tra một số cửa hàng để lấy mẫu. Tuy nhiên, bản thân gạo ST25 phải có tiêu chuẩn thì mới kết luận được các mẫu này có là giả hay không.

Campuchia bơm thêm 50 triệu USD cho quĩ gạo quốc gia

13-12-2019

Liên đoàn gạo Campuchia, cùng với các nhà xay xát và xuất khẩu, đã ca ngợi hành động phân bổ thêm 50 triệu USD của chính phủ để cứu trợ ngành gạo và ổn định giá các loại gạo chất lượng cao.

Bộ NN&PTNT: Giá lúa, gạo có thể tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 12

9-12-2019

Theo báo cáo từ Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL tăng nhẹ khoảng 100 - 400 đồng/kg trong tháng 11, và dự báo có thể tiếp tục tăng nhẹ trong tháng cuối cùng của năm do nhu cầu tiêu thụ cải thiện và nguồn cung bị thắt chặt

Hoa mắt với gạo ngon nhất thế giới

10-12-2019

Từ chợ đến bán hàng trên mạng, đâu đâu cũng có thể thấy ST25 - gạo ngon nhất thế giới, nhưng... mỗi nơi một kiểu. Với các loại gạo khác, người tiêu dùng cũng không thể biết xuất xứ, thật giả, gạo có trộn lẫn hay không...

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam ổn định dù nhu cầu gia tăng từ Philippines

9-12-2019

Giá gạo tại Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm trong tuần này do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung dồi dào từ vụ thu hoạch mùa hè gần đây. Tại Việt Nam, nhu cầu từ Philippines gia tăng.

USDA hạ dự báo thương mại gạo toàn cầu trong 2019

5-12-2019

Báo cáo ngành gạo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng gạo thế giới trong năm mùa vụ 2019 - 2020 ước giảm nhẹ so với năm trước. Thương mại gạo cũng được dự báo ảm đạm ở hầu hết các quốc gia xuất - nhập khẩu chính.

Giá gạo Ấn Độ tiếp tục xuống gần đáy ba năm, Việt Nam dự kiến đón nhu cầu mới từ Philippines

4-12-2019

Giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ heo ở mức thấp nhất trong gần ba năm trong tuần này vì nhu cầu yếu khi vụ thu hoạch đang diễn ra. Trong khi đó, người mua Philippines đã bắt đầu kí thỏa thuận mới với Việt Nam dù khối lượng không lớn.

Thay cây lúa bằng cây gì?

3-12-2019

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết Chính phủ đang đề nghị Quốc hội cho phép giảm diện tích lúa 0,5 triệu héc ta, còn lại chỉ 3,6 triệu héc ta, để nhường đất sản xuất những cây có lợi tức cao hơn cây lúa.

Nạn giống giả bào mòn danh tiếng gạo Việt

2-12-2019

ST25 vang danh gạo ngon nhất thế giới, nhưng những người làm chuyên môn chọn tạo và sản xuất, kinh doanh hạt giống vẫn lo âu về vấn nạn giống giả hiện còn tồn tại, hoành hành.