CÀ PHÊ

Lâm Đồng xây dựng mô hình sản xuất cà phê bền vững

Cập nhật ngày: 26 | 03 | 2019

Sau 3 năm triển khai, dự án VnSAT (phát triển cà phê bền vững tại Lâm Đồng) đã giúp nâng cao hiệu quả sản cho các hộ nông dân trồng cà phê, thay đổi nhận thức về sản xuất cà phê bền vững.

 

Hệ thống tưới tiết kiệm cho cây cà phê trong mùa khô được người dân áp dụng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN

Ông Phạm Trung Dũng, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, dự án này chú trọng việc là đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cà phê cho các hộ nông dân, xây dựng các mô hình tái canh và sản xuất bền vững. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất, nhằm tăng thêm điều kiện thuận lợi.

Trong 3 năm qua, dự án VnSAT đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống - Vật tư nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật,… tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê cho hơn 10.000 lượt hộ nông dân với diện tích trên 11.000 ha cà phê; xây dựng hàng trăm mô hình tái canh và sản xuất cà phê bền vững, mô hình tưới tiết kiệm nước cho cà phê trong vùng dự án; củng cố, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản...

Đến nay, dự án VnSAT cũng đã hỗ trợ hơn 33 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng - đường giao thông nông thôn, nhà kho, cho các tổ chức nông dân tại 5 xã: Liên Hà, Đông Thanh (huyện Lâm Hà), Gung Ré (huyện Di Linh), Lộc Phát, Lộc Thanh (thành phố Bảo Lộc).

Đại diện Ban quản lý dự án VnSAT Lâm Đồng cho biết, trong thời gian tới, dự án tiếp tục triển khai các tiểu dự án về hạ tầng, thiết bị sản xuất, mô hình tưới tiết kiệm tại các xã thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà và huyện Di Linh.

Với hợp phần phát triển cà phê tại Tây Nguyên, thực hành canh tác bền vững đạt gần 22.000 ha (vượt mục tiêu 20.000ha vào năm thứ 3); mức tăng lợi nhuận 4,5%, tuy chưa đạt mục tiêu tăng 10%, nhưng đây là kết quả rất đáng kể, do giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh trong các năm qua. Mức tăng lợi nhuận này đạt được do nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
 
Hệ thống tưới tiết kiệm cho cây cà phê trong mùa khô được người dân áp dụng. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN

Ông Phạm Trung Dũng, Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, dự án này chú trọng việc là đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cà phê cho các hộ nông dân, xây dựng các mô hình tái canh và sản xuất bền vững. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất, nhằm tăng thêm điều kiện thuận lợi.

Trong 3 năm qua, dự án VnSAT đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống - Vật tư nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật,… tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê cho hơn 10.000 lượt hộ nông dân với diện tích trên 11.000 ha cà phê; xây dựng hàng trăm mô hình tái canh và sản xuất cà phê bền vững, mô hình tưới tiết kiệm nước cho cà phê trong vùng dự án; củng cố, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản...

Đến nay, dự án VnSAT cũng đã hỗ trợ hơn 33 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng - đường giao thông nông thôn, nhà kho, cho các tổ chức nông dân tại 5 xã: Liên Hà, Đông Thanh (huyện Lâm Hà), Gung Ré (huyện Di Linh), Lộc Phát, Lộc Thanh (thành phố Bảo Lộc).

Đại diện Ban quản lý dự án VnSAT Lâm Đồng cho biết, trong thời gian tới, dự án tiếp tục triển khai các tiểu dự án về hạ tầng, thiết bị sản xuất, mô hình tưới tiết kiệm tại các xã thuộc huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Lâm Hà và huyện Di Linh.

Với hợp phần phát triển cà phê tại Tây Nguyên, thực hành canh tác bền vững đạt gần 22.000 ha (vượt mục tiêu 20.000ha vào năm thứ 3); mức tăng lợi nhuận 4,5%, tuy chưa đạt mục tiêu tăng 10%, nhưng đây là kết quả rất đáng kể, do giá cà phê thế giới tiếp tục giảm mạnh trong các năm qua. Mức tăng lợi nhuận này đạt được do nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý tiên tiến, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
 
Theo báo Dân tộc và Miền núi

TIN TỨC KHÁC

Giá cà phê Robusta xuống mức thấp nhất 10 năm trở lại đây

11-5-2019

Tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay, giá cà phê Robusta nhân chỉ còn ở mức 29.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tình trạng này đã khiến các hộ trồng cà phê trên địa bàn thua lỗ nặng.

Lợi ích kép của mô hình ủ phân từ vỏ cà phê

18-5-2019

Bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó từ ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp là mối quan tâm của toàn cầu. Giảm mở rộng diện tích trồng cà phê, tăng giá trị trên một diện tích gieo trồng cũng là định hướng của nền nông nghiệp bền vững mà các nhà khoa học đặc biệt nghiên cứu.

Người trồng cà phê Mỹ Latinh, Caribe khốn đốn trước khủng hoảng giá cà phê toàn cầu

17-5-2019

Sự sụt giảm của giá cà phê - sản phẩm nông nghiệp được giao dịch nhiều thứ hai toàn cầu, với khoảng 15 tỉ USD tổng giá trị mỗi năm - đang tạo ra cuộc khủng hoảng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất cà phê, đặc biệt là các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở Mỹ Latinh và Caribe.

Tây Nguyên: Cà phê hạ giá, nông dân điêu đứng

15-5-2019

Tuột mất khỏi mốc 30, những ngày qua cà phê ở Tây Nguyên có nơi chỉ còn giá 29 - 29,5. Cả nông dân lẫn doanh nghiệp làm cà phê đang điêu đứng vì giá cà phê tụt dốc.

Bayer Agricademy: Mở ra cơ hội mới cho người trồng cà phê

13-5-2019

Với việc từng bước nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, Bayer đã hợp tác với các nhà khoa học ra mắt dự án Bayer Agricademy. Những thành công ban đầu của dự án đã mở ra cho người trồng cà phê cơ hội mới.

Giống cà phê xanh lùn cho năng suất vượt trội

3-6-2019

Giống cà phê xanh lùn hay thường có một tên gọi khác đó chính là Trường Sơn TS5 chính là một trong những giống cây cà phê mới cho năng suất vượt trội hơn hẳn các giống cà phê khác đang có mặt hiện nay. Năng suất 1 ha sẽ đạt từ 7- 10 tấn gấp đôi các giống khác. Đặc biệt, giống cà phê xanh lùn có khả năng chống chịu với sâu bệnh rất cao. Vì thế, đây là giống đang được hộ trồng quan tâm và săn đón nhiều nhất hiện nay. Những thông tin liên quan đến giống cây cà phê xanh lùn sẽ được chia sẻ ngay sau đây bà con hãy cùng tham khảo nhé.

Ly cà phê đắt nhất thế giới với giá 75 đô la

3-7-2019

Khi màn đấu giá bắt đầu trong vài tuần nữa đối với các loại cà phê đoạt giải của Panama, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào theo dõi xem giá sẽ tăng tới đâu.

Cà phê Arabica Khe Sanh khát khao vươn ra thế giới

3-8-2019

Cà phê Arabica Khe Sanh, Huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang ấp ủ tham vọng đưa sản phẩm cà phê vào thị trường Mỹ. Liệu điều này có trở thành hiện thực !?

Quà tặng thiên nhiên và tấm lòng người bản địa

2-8-2019

Sự mộc mạc và chân chất của người Êđê ở Đắk Lắk đã hòa quyện vào từng những hạt cà phê là sản phẩm họ làm ra. Có ghé thăm, để được xem tận mắt cách chế biến và thưởng thức theo cách rất riêng, độc đáo mà ai từng nếm thử thì hẳn du khách mới có thể cảm nhận đầy đủ sự thú vị của nó

Đắk Nông: Cà phê rụng trái, do phân Đầu Trâu hay bị bệnh?

31-7-2019

Sau khi bón phân NPK nhãn hiệu Đầu Trâu, nhiều diện tích cà phê của người dân xã Quảng Hòa (Đắk Glong) bị vàng lá, rụng trái hàng loạt. Vì vậy, nhiều hộ dân rơi vào cảnh mất trắng mùa cà phê.

Cây cà-phê “đắng” ở Tuần Giáo

30-7-2019

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Công ty cổ phần cà-phê Thái Hòa Mường Ảng rời đi, vậy mà hàng trăm gia đình nông dân nghèo ở huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) vẫn khắc khoải ngóng trông. Tiền công chưa nhận đủ, lợi nhuận chưa được chia, nông dân Tuần Giáo lại phải bước vào hành trình mới: Kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của mình nhưng chưa một lần nhìn thấy…

Cây cà phê chè Việt Nam và ba vùng canh tác trọng điểm

14-8-2019

Cây cà phê chè (Arabcia) vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối (Robusta) trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam