Những loài cây này dường như là một khoản đầu tư để thay đổi cuộc sống. Carrillo tham gia một hợp tác xã bán cà phê cho Starbucks và một số tổ chức thương mại công bằng được chứng nhận. Ở vùng cao màu mỡ Guatemala, không có cách nào thoát nghèo nhanh hơn là cung cấp cà phê cho người tiêu dùng tại Mỹ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá cà phê sụt giảm khiến ông Carrillo rất lo ngại.
Tháng trước, anh ta rút ra một bản đồ nhăn nheo của biên giới Hoa Kỳ-Mexico và chỉ vào vị trí bên rìa Arizona nơi anh ta định vượt qua với đứa con trai 5 tuổi của mình.
“Chúng ta phải đi trong 11 ngày nữa. Giờ cà phê không còn kiếm được ra tiền” Ông nói.
Guatemala hiện là nguồn di cư lớn nhất đến Mỹ, hơn 211.000 người đã bị bắt giữ tại biên giới Tây Nam trong 8 tháng từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019. Ở phía tây Guatemala, một trong những yếu tố lớn nhất tác động tới việc người dân di cư đó là giá cà phê sụt giảm, từ 2,2 USD/pound năm 2015 xuống mức thấp ở thời điểm hiện tại là 86 US cent, giảm khoảng 60%. Kể từ năm 2017, hầu hết nông dân kinh doanh thua lỗ, thậm chí nhiều người đã bán cà phê cho một số thương hiệu cà phê đặc sản nổi tiếng thế giới.
Số lượng người di cư đông đáng kinh ngạc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho an ninh biên giới yếu ở Mexico và những sơ hở trong hệ thống tị nạn của Mỹ đã khiến dòng di cư ngày một tăng. Thỏa thuận của Mexico và Mỹ trước đó tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn dòng người di cư từ Guatemala thông qua những biện pháp thực thi cứng rắn hơn.
Hơn một nửa trong số 100 thành viên của hợp tác xã cà phê Hoja Blanca đã di cư và nhiều trang trại cà phê đã bị bỏ hoang.
"Vấn đề di cư liên quan tới vấn đề cà phê", ông Genier Hernández, người đứng đầu hợp tác xã cà phê của Hoja Blanca nhận định.
Ôn gấy không một mình trong sự kết nối đó. Trong nỗ lực chống di cư, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã hỗ trợ các nhà sản xuất cà phê tuy nhiên Tổng thống Trump đã bác bỏ những nỗ lực đó.
Ông Kevin McAleenan, thư kí Bộ An ninh nội địa Mỹ, đã tới Guatemala vào tháng 5 và tổ chức buổi gặp mặt những người trồng cà phê, gồm cả ông Hernández. Những người tham gia đã trình bày về vấn đề "Cà phê và Di cư" và báo cáo số lượng người dân đã rời đi với những biểu đồ thể hiện những gì mà người nông dân đang bị mất đi.
“Tôi đã hỏi ông ấy có thể làm gì về vấn đề giá cà phê” Ông Hernandez nói.
Những người trồng cà phê tại Guatemala đang cần sự thương hại của một thị trường ngành hàng dễ biến động nhất thế giới. Trong 2 năm qua, giá cả sụt giảm do sự gia tăng sản xuất cà phê giá rẻ ở Brazil, Arab Saudi, sức mạnh của đồng USD và sự gia tăng sản lượng tại Việt Nam, Honduras và Colombia. Điều này đã "ăn mòn" giá trị của hạt cà phê ngay cả khi giá của cà phê latte và americano tại các cửa hàng ở Mỹ đều tăng lên.
Trong khi đó, chi phí sản xuất của 120.000 hộ nông dân trồng cà phê qui mô nhỏ ở Guatemala cũng tăng lên khi họ buộc phải mua hóa chất để chống lại sự phát triển của bệnh rỉ sắt trên cây cà phê, một loại nấm bệnh gây ra bởi biến đổi khí hậu.
Những yếu tố trên đã cùng nhau làm dấy lên sự cạnh tranh giữa nhà điều hành các công ty sản xuất cà phê.
"Nguyên nhân chính của cuộc di cư mà Mỹ đang thấy ở biên giới phía nam nước này là giá cà phê giảm. Tất cả chúng tôi thực sự lo lắng bởi việc sản xuất cà phê đã trở thành một sinh kế bền vững cho phần lớn người dân ở Mesocerica", ông Ric Rhinehart, cựu giám đốc điều hành của Hiệp hội Cà phê Đặc sản của Mỹ, cho biết.
Người trồng cà phê Guatemala như ông Rodrigo Carrillo chỉ sản xuất một số loại cà phê nổi tiếng nhất trên thế giới. Nhờ lợi thế về địa lý, khu vực trồng cà phê của ông là một trong những vùng trồng cà phê ngon nhất thế giới. Độ cao, thổ nhưỡng và lượng mưa rất hoàn hảo cho sản xuất. Do vậy, cà phê ở vùng này là nguồn cung cấp cho các công ty như Starbucks và các nhãn hiệu cà phê đặc sản khác.
Một trong những loại cà phê Starbucks có thương hiệu từ vùng mà ông Carrilo sống là Huehuetenango – một cốc cà phê có vị chua axit cân bằng cơ thể với vị socola đắng.
Giá cà phê sụt giảm đã gây khó khăn cho ông Carrillo và những người trồng cà phê khác. Giá cà phê được chứng nhận thương mại công bằng có giá tối thiểu 1,6 USD/pound kể từ năm 2011. Tuy nhiên, số tiền đó được trả cho các công ty xuất khẩu, không phải cho nông dân. Nhiều nông dân ở Guatemala chỉ nhận được khoảng 1,2 USD/pound trong năm 2019, ít hơn nhiều so với chi phí sản xuất.
Đại diện của Fairtrade International, Tổ chức Quốc tế về Thương mại Công bằng, cho biết họ nhận thức được điều đó, nhưng họ không thể dễ dàng tăng giá cà phê mà không làm mất đi khả năng cạnh tranh.
"Chúng tôi đồng ý rằng ngay cả với năng suất cao hơn và cải thiện chất lượng, giá cà phê ngày nay quá thấp để có thể mang lại cho người trồng cà phê một cuộc sống tốt", Emily deRiel, phát ngôn viên của Fairtrade International, cho biết.
“Với thực tế sản lượng cà phê dư thừa, mức giá như vậy khó có thể tăng lên và như thế quá rủi ro cho người nông dân trồng theo chứng chỉ Fairtrade. Nếu chúng tôi tăng giá tối thiểu Fairtrade mà người khác lại không tăng theo.”
Starbucks đã bổ sung phí bảo hiểm cao hơn giá thị trường toàn cầu cho các nhà sản xuất được chứng nhận thông qua thông lệ về Công bằng cho Người nông dân và cà phê (CAFE).
Một số hợp tác xã cà phê lớn của Guatemala cho biết Starbucks đã trả cho nông dân có chứng nhận CAFE cao hơn 30% so với giá thị trường toàn cầu trong những năm gần đây, kể cả vào năm 2019. Molly Spence, phát ngôn viên của Starbucks nói rằng công ty không xác nhận cơ cấu giá, song mức giá đó “gần như là chính xác”.
Do giá thị trường gảm mạnh, người trồng vẫn bị thua lỗ: Họ đang chỉ kiếm được 1,2 USD/lbs trong khi tổ chức cà phê quốc gia Guatemala (ANACAFE) tính chi phí sản xuất là 1,93 USD/lbs.
“Ngay cà giá thu mua của Starbucks cũng không đủ bù lỗ cho người dân”
Rodrigo Carrillo, một người trồng cà phê tại Guatemala, cho biết ông đã sống bất hợp pháp tại Mỹ và làm việc ở Nam Carolina từ năm 2002 đến 2012. Sau đó tự nguyện trở lại Hoja Blanca và đầu tư 3.000 USD tiền tiết kiệm của mình vào 60 mẫu đất. Ông đã chi tiền cho phân bón và hun trùng để cải thiện sản xuất. Ông đã kết hôn và có 2 người con.
Năm 2012, khi giá cà phê trên thị trường là 2 USD/pound, ông Carrillo đã kiếm được lợi nhuận tốt. Tuy nhiên vào năm 2017, khi sản lượng của Brazil tăng đột biến, giá đã giảm còn 1,2 USD. Tháng 5/2018, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã báo cáo rằng cơ cấu chi phí và giá cà phê sụt giảm ở Guatemala đã gây ra rủi ro lớn cho toàn bộ ngành cà phê. Đến năm 2019, tổn thất còn lớn hơn. Ông Carrillo bảo với vợ mình rằng “chúng ta không thể tiếp tục làm công việc này”.
Do đó, các thành viên gia đình đã bắt đầu di cư. Ông vẫn còn hợp đồng tại Nam Carolina. Họ biết có thể kiếm được gần 8 USD/ giờ. Marbel di cư trước, với người con út vào tháng 3. Cô gửi ảnh và video của Carrilo từ công việc của mình, sơn một căn hộ gần Greenville.
“Em chuẩn bị đi làm đây” Cô nhắn tin cho chồng bằng tiếng anh vào buổi sáng. Và anh nhắn lại bằng tiếng Guatemala “Giờ em đã biết nói tiếng anh đấy.”
Vấn đề di cư
Hầu hết mọi thành viên của hợp tác xã cà phê Hoja Blanca đang chật vật với câu hỏi khi nào và làm thế nào để di cư.
Alselmo García Tomás. 58 tuổi, trang trại 200 ha đã gửi 2 người con gái và 1 người con riêng di cư đầu năm nay.
Abelino Hernández Yoc, 37 tuổi, sở hữu đồng điền cà phê ở bìa làng, đã rời đi theo biên giới vào New Mexico vào đầu tháng 4. Tuy nhiên đã bị trục xuất nhưng lại đang tiếp tục tìm cách vượt biên.
Một số công ty cà phê và các tổ chức phi chính phủ đã cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất cà phê, nhưng hầu hết gặp khó khăn. Tại thành phố La Libertad, nơi đặt trụ sở của Hoja Blanca, Quĩ Starbucks đã khởi động một dự án vào năm 2018 nhằm cải thiện an ninh lương thực và vệ sinh cho nông dân.
Một trong những lãnh đạo của dự án này cho biết 20 trong số 35 người tham gia nhóm của ông đã di cư.
Vị lãnh đạo 49 tuổi, Melitón De León sông sở Mỹ từ năm 2000 nhận thấy được mức giá mà người Mỹ trả cho đồ uống của mình.
Vấn đề không phải là giá ở Mỹ, ông nói, mà là những gì họ trả ở đây.
World Neighbor, công ty quản lý dự án và Starbucks cho biết họ không biết chính xác về số lượng người tham gia di cư.
Gustavo Alfaro, người bán cà phê cho Starbucks và một số công ty đặc sản khác của Mỹ, cho biết một nửa lực lượng lao động của ông đã di cư trong năm qua.
Hầu hết những nhân viên này làm việc theo mùa tại các trang trại nhỏ của riêng họ tuy nhiên những trang trại này gần như vô giá trị.
Gustavo Alfaro cho biết sẽ không thuyết phục những nhân viên của mình trở lại bởi họ đã từ bỏ công việc trồng cà phê.
Theo scnow.com