LÚA GẠO

Bứt phá xuất khẩu gạo

Cập nhật ngày: 21 | 11 | 2018

Xuất khẩu gạo Việt Nam đang được mùa, tăng cả số lượng và giá trị so với năm ngoái. Việt Nam có thể đạt ngưỡng xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trị giá 3 tỷ USD trong năm 2018. Theo nhận định, nếu các doanh nghiệp quyết tâm thì sẽ nâng cao được trình độ và năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thương lái thu mua lúa của nông dân ĐBSCL, phục vụ xuất khẩu

Thương lái thu mua lúa của nông dân ĐBSCL, phục vụ xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường

Thời gian gần đây xuất khẩu gạo diễn ra khá ấn tượng, ngoài thắng thầu liên tiếp ở thị trường châu Á, thị trường Trung Quốc cũng được cơi nới. Hoạt động thương mại gạo diễn biến theo xu hướng mới, các hợp đồng Chính phủ dần ít đi, thay vào đó là các hợp đồng thương mại. Xuất khẩu gạo chuyển từ khối lượng sang chất lượng. Đạt được điều này là sự cộng hưởng từ mối quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương; các thương nhân đã thực hiện chủ trương liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn, chủ động cam kết và tổ chức mua lúa gạo hàng hóa kịp thời với giá có lợi cho người sản xuất, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định đầu ra cho nông dân, ổn định thị trường nội địa.

Cùng lúc này, Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo động lực cho các doanh nghiệp phấn đấu giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu điều chỉnh thị trường phù hợp với mục tiêu chuyển dịch về xuất khẩu và xu thế mới trên thế giới về tiêu thụ gạo.

“Trong 3 năm trở lại đây, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ lên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước Mỹ La-tinh, Trung Đông… Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào các thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo của Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới. Việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước tiến những bước dài theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của quốc tế”, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), nhận định.

Sẽ cán mốc 3 tỷ USD

Sau nhiều năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã duy trì ở mức cao, có những thời điểm trong năm 2018 bằng hoặc cao hơn từ 5 - 10 USD/tấn so với gạo Thái Lan cùng chủng loại. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao, nhưng lượng xuất khẩu vẫn được duy trì tích cực, gạo Việt Nam có tính cạnh tranh, nhờ vậy đã giúp nâng giá thu mua trong nước, đem lại lợi nhuận cho  nông dân trồng lúa.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu lưu ý: Xuất khẩu gạo cũng chịu tác động mạnh ngay từ đầu năm ở thị trường Trung Quốc. Việc 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn bị tạm dừng tư cách xuất khẩu và gần đây là việc Trung Quốc nâng thuế nhập khẩu một số chủng loại gạo từ 5% lên 50% đã ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo sang thị trường này. Tuy vậy, với việc xuất khẩu gạo đã khai thác được các thị trường mới, các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao, đã chứng tỏ xuất khẩu gạo Việt Nam không phụ thuộc vào một thị trường, có khả năng thích nghi với sự thay đổi của chính sách nhập khẩu từ nhiều nước.

Các thương nhân xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời lúa, gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân trong bối cảnh thị trường gạo thế giới khó khăn, diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, cơ cấu thị trường ngày càng đa dạng, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chất lượng, giá trị gia tăng cao, thâm nhập được vào nhiều thị trường gạo cao cấp. 

“Từ nay đến cuối năm, Philippines đang tiếp tục đấu thầu nhập khẩu gạo, một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ thắng thầu. Việt Nam đang ở cuối vụ mùa, lượng lúa gạo hàng hóa còn ít. Song năm 2018, Việt Nam có thể xuất khẩu đạt ngưỡng 6 triệu tấn gạo, với kim ngạch xấp xỉ 3 tỷ USD”, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Intimex Group, chia sẻ. 

Do vậy, hướng phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo thời gian tới là tập trung sản xuất theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo; tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói; xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa có chất lượng; xây dựng uy tín, thương hiệu hạt gạo Việt Nam trên thương trường thế giới.

Theo Sài Gòn Online

 

TIN TỨC KHÁC

Long An lần đầu tổ chức Festival lúa gạo lớn nhất cả nước

22-11-2018

Nhằm kích cầu ngành lúa gạo và hỗ trợ nông dân trong thời đại 4.0, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam và tỉnh Long An sẽ tổ chức "Festival Lúa gạo lần 3" từ ngày 18 - 24/12. Dịp này, ngành nông nghiệp Việt cũng sẽ công bố Logo thương hiệu gạo Việt.

Sốt giá vật tư nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long

23-11-2018

Nhiều loạt vật tư nông nghiệp "ăn theo" xuất khẩu gạo để tăng giá bất thường...

Quốc hội tăng kinh phí cho diện tích trồng lúa lớn

14-11-2018

Chiều 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách 2019 với 438/449 đại biểu có mặt tán thành.

Sản xuất lúa gạo mùa mưa ở Lào giảm do lũ lụt

14-11-2018

Sản xuất lúa gạo trong mùa mưa tại Lào dự báo sẽ giảm khoảng 300.000 tấn sau khi lũ lụt lan rộng, ảnh hưởng nhiều vùng trong năm nay.

Gạo Việt chưa đủ 'đậm đà'

9-11-2018

Gạo có nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý rõ ràng đang “được lòng” người tiêu dùng tại các thị trường “khó tính”.

Thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục sôi động những tháng cuối năm nhờ đơn đặt hàng từ Philippines, Indonesia

8-11-2018

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm tăng gần 2% so với cùng kì năm ngoái, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong hai tháng cuối năm vì nhu cầu từ Philippines và Indonesia.

Philippines muốn nhập khẩu 203.000 tấn gạo từ các doanh nghiệp nhà nước

9-11-2018

Hôm 8/11, các thương nhân châu Âu cho biết, Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) đã mở một phiên đấu thầu quốc tế mới cho các công ty nhà nước chỉ để mua 203.000 tấn gạo.

5 công ty Việt Nam tham gia phiên đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo của Philippines

8-11-2018

Thứ Tư (7/11), 13 công ty quốc tế đã tham dự hội nghị trước phiên đấu thầu của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) cho một đơn hàng nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng hạt dài 25% tấm.

Cách nào hóa giải khó khăn khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

7-11-2018

Việc xuất khẩu sản lượng lớn gạo nếp nhưng lại phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu, trong khi đây là mặt hàng khó tìm được thị trường thay thế và tiêu thụ nội địa không nhiều đã bộc lộ rủi ro.

Xuất khẩu gạo trở lại mốc 6 triệu tấn

7-11-2018

Với tình hình XK tiếp tục khả quan trong những tháng còn lại của năm, hết năm nay, XK gạo hoàn toàn có thể đạt từ 6 triệu tấn trở lên.