LÚA GẠO

Cách nào hóa giải khó khăn khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc?

Cập nhật ngày: 07 | 11 | 2018

Việc xuất khẩu sản lượng lớn gạo nếp nhưng lại phụ thuộc vào một thị trường nhập khẩu, trong khi đây là mặt hàng khó tìm được thị trường thay thế và tiêu thụ nội địa không nhiều đã bộc lộ rủi ro.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10/2018 đạt 264.000 tấn với giá trị đạt 136 triệu USD. Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đạt 5,2 triệu tấn với kim ngạch 2,6 tỷ USD, tăng 1,7% về khối lượng và 14,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với gần 24% thị phần.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, Trung Quốc cũng đứng đầu tổng kim ngạch xuất khẩu gạo thơm và gạo Jasmine với 25%, và là thị trường chủ lực của gạo nếp Việt với 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nếp.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết Trung Quốc là thị trường số 1 của gạo Việt Nam nhưng lại "nóng, lạnh" rất thất thường. Mới đây là việc chính phủ Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu nếp lên 50% khiến doanh nghiệp và nông dân trồng nếp lao đao. 

Theo ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Tác động của việc thay đổi chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc đã khiến hàng nghìn tấn gạo nếp của các doanh nghiệp chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường này bị đình trệ lại, buộc doanh nghiệp phải giảm giá xuống hoặc để tồn kho.

Còn ông Nguyễn Văn Đôn, GĐ Cty TNHH Việt Hưng thông tin, nếu không muốn phải chịu mức thuế nhập khẩu mới, doanh nghiệp có thể mua hạn ngạch nhập khẩu vào Trung Quốc (vì hạn ngạch thuế quan không bị điều chỉnh bởi chính sách thuế nhập khẩu mới). Tuy nhiên, khi mua hạn ngạch nhập khẩu, chi phí cho mỗi tấn gạo nếp nhập khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng khoảng 120 USD. Do đó, các nhà nhập khẩu Trung Quốc (vốn vẫn còn một lượng gạo nếp tồn kho) đang mua khá ít hoặc chỉ mua với giá thấp.

Điều đó đã khiến cho giá gạo nếp nhập khẩu của Việt Nam giảm rất mạnh, từ mức 530 - 540 USD/tấn hồi đầu năm nay xuống chỉ còn dưới 400 USD/tấn. Với mức giá này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nếp Việt Nam đang bị thua lỗ. Nhưng đáng lo ngại hơn là việc xuất khẩu gạo nếp đang gần như bị ngưng trệ kể từ khi Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo nếp lên tới 50%. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ lúa nếp của nông dân. 

Rõ ràng, với tình hình thị trường tiêu thụ nếp hiện nay, các chuyên gia cho rằng, Cục Trồng trọt và các địa phương cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa cơ cấu chủng loại lúa gieo trồng, tránh mở rộng thêm diện tích trồng nếp trong vụ Thu Đông cũng như trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, việc kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc là cần thiết, giúp ngành gạo Việt từng bước đi vào các hoạt động giao thương chính thức, hạn chế các giao dịch mua bán tiểu ngạch qua biên giới với rất nhiều rủi ro. Đồng thời qua đó nắm bắt được các chính sách mới về xuất nhập khẩu gạo của Trung Quốc, nhất là chính sách thuế.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực mở rộng thêm thị trường cho mặt hàng gạo nếp, nhất là các nước khu vực Trung Đông và các nước Đông Nam Á, để tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Theo enternews.vn

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo trở lại mốc 6 triệu tấn

7-11-2018

Với tình hình XK tiếp tục khả quan trong những tháng còn lại của năm, hết năm nay, XK gạo hoàn toàn có thể đạt từ 6 triệu tấn trở lên.

Philippines mời thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo

5-11-2018

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa thông báo tổ chức đấu thầu NK 500.000 tấn gạo 25% tấm theo hình thức G2P (Chính phủ - Tư nhân).

Ngành hàng lúa gạo đang đi đúng hướng

5-11-2018

Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kết hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo “Sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn mới”.

Xuất khẩu gạo Việt Nam: Cần học bơi ra khỏi… “bể cá cảnh”

4-11-2018

Nghị định 107/NĐ-CP quy định các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo với xu hướng “nới lỏng” hơn nhiều so với Nghị định 109/NĐ-CP đang được kỳ vọng sẽ là "làn gió" mới thúc đẩy ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam trúng thầu 29.000 tấn gạo XK sang Philippines

23-10-2018

Trong 47.000 tấn gạo NFA chấp nhận mua, có 29.000 tấn do các DN Việt Nam trúng thầu, 18.000 tấn còn lại thuộc về 1 DN Thái Lan.

Hạt gạo Việt đã được "cởi trói" hay chỉ là "nới lỏng"?

23-10-2018

Có thể nhận thấy một xu hướng rất mới trong hoạt động xuất nhập khẩu gạo, đó là sự tham gia ngày càng chủ động của các doanh nghiệp (DN) tư nhân trong các vụ đấu thầu thay vì giao cho các cơ quan đầu mối của Chính phủ nhập khẩu gạo. Xu hướng tự do hóa thương mại trong xuất nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới khiến các DN Việt phải thay đổi.

Triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2019 tiếp tục tích cực

21-10-2018

Triển vọng xuất khẩu gạo Thái Lan năm 2018 tiếp tục sáng lạn, với một nhóm các nhà xuất khẩu gạo dự báo xuất khẩu gạo của nước này năm 2019 sẽ đạt 10 triệu tấn. Ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, dự báo cơ cấu xuất khẩu gạo năm 2019 của Thái Lan sẽ gồm 2,5 triệu tấn gạo thơm, 2,5 triệu tấn gạo đồ và 5 triệu tấn gạo trắng. Hiệp hội này dự báo xuất khẩu gạo năm 2018 sẽ đạt 11 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu cao. Gạo trắng và gạo đồ chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu gạo Thái Lan trong năm 2018.

Giao dịch gạo Ấn Độ trầm lắng, nguồn cung giảm đẩy giá gạo Việt Nam tăng

20-10-2018

Giá gạo xuất khẩu chào bán từ Ấn Độ không đổi trong tuần này, sau khi giảm ba tuần liên tiếp do hoạt động giao dịch trầm lắng trên thị trường trước vụ thu hoạch mới. Trong khi đó, khả năng nguồn cung lúa gạo giảm do lũ đang đẩy giá gạo Việt Nam tăng.

Năm 2019 bắt đầu chu kỳ tăng giá gạo

18-10-2018

Hackett Financial Advisors đưa ra dự báo gạo sẽ bắt đầu tăng giá từ năm 2019 và có thể giữ giá cao trong vòng 4 năm, đạt ngưỡng của năm 2008.

Cần bỏ rào cản để gạo Việt đi xa hơn

12-10-2018

Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 dự kiến đạt 6,1 - 6,4 triệu tấn, và kim ngạch vượt ngưỡng 3 tỷ USD lên khoảng 3,3 tỷ USD.

Việt Nam tìm cách giảm phụ thuộc vào các thị trường gạo châu Á, tăng xuất khẩu gạo sang châu Phi, châu Mỹ

15-10-2018

Việt Nam đang tìm cách giảm phụ thuộc vào các thị trường châu Á, đồng thời thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao để giành vị thế tốt hơn trên thị trường thế giới, theo tuyên bố chính thức của chính phủ. Việt Nam đặt mục tiêu giảm xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á xuống còn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030 từ mức 60% hiện nay.

Ngân hàng gene gạo lớn nhất thế giới được tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

16-10-2018

Ngân hàng giống gạo lơn snhất thế giới đã được đảm bảo nguồn tài chính không giới hạn, mà các nhà lãnh đạo ngành gạo cho rằng rất quan trọng cho việc phát triển các giống lúa gạo kháng cự tốt với các tác động của biến động khí hậu.