LÚA GẠO

Xuất khẩu gạo nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Cập nhật ngày: 23 | 04 | 2020

Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhưng phải đảo bảo “an ninh lương thực quốc gia”.

Ngày 20/4, chủ trì cuộc họp triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn; bàn giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp nhưng phải đảo bảo “an ninh lương thực quốc gia”.

“Nếu chúng ta không kiểm soát tốt, không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến thiếu lương thực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia” – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh và nhắc lại Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ số 2827, ngày 10/4, trong đó yêu cầu các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đến tập trung thực hiện những nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn hết sức cấp thiết về phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sớm có đề xuất cụ thể về phương án đấu thầu và cơ chế cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, của người dân

“Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các Bộ, đặc biệt là Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1106, ngày 10/4 về việc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020 là 400 nghìn tấn” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ rõ, trong quyết định này, Bộ Công Thương cũng đưa ra các nguyên tắc về quản lý cửa khẩu để thực hiện việc xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, do công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chưa chặt chẽ nên đã có những ý kiến từ cả doanh nghiệp, Hiệp hội, và người dân, ảnh hướng không tốt đến nỗ lực của Chính phủ trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh và đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Do đó hai bộ cần phải rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, trong đó phải đảm bảo yêu cầu không được ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong điều kiện dịch bệnh và biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, đồng thời, phải đảm bảo quyền lợi của người sản xuất và của doanh nghiệp.

"Các Bộ, ngành, địa phương phải tính toán để thực hiện xuất khẩu gạo, song phải đảm bảo yêu cầu an ninh lương thực, đảm bảo lợi ích cho người dân sản xuất và doanh nghiệp” – Phó Thủ tướng nhắc lại quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và hết sức lưu ý, “nếu vì giá gạo trên thế giới đang cao, chúng ta xuất khẩu nhưng để người dân trong nước thiếu gạo thì đây là lỗi của chúng ta”.

Trên tinh thần chỉ đạo nhất quán này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, trước hết, phải khắc phục những tồn tại vừa qua; giải quyết ngay những đơn hàng tồn kho, những đơn hàng mà doanh nghiệp đã tập kết gạo tại các cảng nhưng chưa được cấp hạn ngạch để xem xét, giải quyết. Cùng đó, phải xem xét những doanh nghiệp “khai khống”, không có đơn hàng hoặc được cấp hạn ngạch, chưa có gạo tại các cảng để xem xét, điều hoà việc xuất khẩu cho hợp lý.

“Đề nghị tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo xuất khẩu trong tháng 5 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp” – Phó Thủ tướng chỉ rõ, đi kèm với yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét việc cho phép xuất khẩu gạo nếp trên cơ sở cân đối nhu cầu trong nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu, Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm mua đủ gạo dự trữ quốc gia (khoảng 190.000 tấn) và lưu ý cơ chế đấu giá, thủ tục giá, những cam kết, ràng buộc giữa các bên để đảm bảo mua đủ lượng dự trữ.

“Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Hải quan rà soát các thủ tục, không để xảy ra tình trạng tiêu cực, trục lợi chính sách” – Phó Thủ tướng nói và cho rằng, đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thay mặt Chính phủ, yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sớm có đề xuất cụ thể về phương án đấu thầu và cơ chế cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo, đảm bảo công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, của người dân, đồng thời, đảm bảo đảm bảo việc xuất khẩu gạo theo những cam kết quốc tế.

Nguồn: Congthuong.vn

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu gạo Thái Lan chạm mốc 10 triệu tấn

27-11-2017

Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã chạm mốc 10 triệu tấn, đạt mục tiêu ban đầu của chính phủ Thái Lan về xuất khẩu gạo năm 2017, nhưng Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng khi thỏa thuận bán gạo cho Bangladesh được chốt.

Giá gạo Ấn Độ tăng do tỷ giá; giá gạo Thái tăng do nguồn cung thấp

23-11-2017

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần này do đồng Rupee tăng giá so với đồng USD và nhu cầu cao, trong khi giá gạo Thái tăng do nguồn cung giảm.

Chính phủ Iran chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu gạo theo chu kỳ

23-11-2017

Chính phủ Iran chấm dứt lệnh cấm nhập khẩu gạo theo chu kỳ

Hàn Quốc mua khoảng 118.900 tấn gạo theo hình thức đấu thầu

24-11-2017

Hàn Quốc mua khoảng 118.900 tấn gạo theo hình thức đấu thầu

Thái Lan gia hạn xử lý 2 triệu tấn gạo tồn kho sang năm 2018

18-11-2017

Thái Lan vừa gia hạn xử lý 2 triệu tấn gạo còn lại trong kho, dùng làm TACN hoặc sản xuất công nghiệp từ cuối năm 2017 sang một thời hạn chưa định trước trong năm 2018, Bộ Thương mại Thái Lan thông báo.

Pakistan tìm cách thế chân Ấn Độ trên thị trường gạo châu Âu

18-11-2017

Các nhà xuất khẩu gạo Pakistan đang thuyết phục chính phủ hỗ trợ để thế chân hoạt động kinh doanh trị giá 260 triệu USD của Ấn Độ trên thị trường EU khi khối này triển khai chính sách cấm Tricyclazole trong gạo xuất khẩu sang thị trường này.

Giá gạo Ấn Độ tăng do nhu cầu cải thiện, nguồn cung gạo mới kìm hãm đà tăng

18-11-2017

Giá gạo tại Ấn Độ tăng mạnh trong tuần này, chủ yếu do nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện nhưng nguồn cung tăng từ vụ thu hoạch mới đang kìm hãm đà tăng giá của nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này.

Campuchia tiếp tục theo đuổi hợp đồng bán gạo cho Bangladesh

17-11-2017

Các nhà chức trách Bộ Thương mại cùng các đại diện khu vực tư nhân sẽ tới Bangladesh trong tháng tới để thảo luận về một thỏa thuận mua bán gạo mới, khi phía Bangladesh đã hủy một hợp đồng gạo với Campuchia gần đây.

Campuchia ký MoUs nhằm tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

15-11-2017

Chính phủ Campuchia đã ký 2 biên bản ghi nhớ (MoU) với 3 tổ chức thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, tạo mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy sản xuất lúa và chế biến gạo cho xuất khẩu, theo một thông báo từ Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia cho hay.

Bangladesh hủy hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Campuchia

15-11-2017

Bangladesh và Campuchia đã thất bại trong việc chốt đơn hàng nhập khẩu 250.000 tấn của Bangladesh. Các tác nhân ngành lúa gạo Campuchia cho rằng đơn hàng bị hủy là do các nhà chế biến hiện không đủ dự trữ để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; trong khi hy vọng kéo dài đàm phán có vẻ không khả quan.

EU dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu gạo Fukushima và các thực phẩm Nhật Bản khác từ tháng 12

14-11-2017

EU đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm từ 10 tỉnh, như gạo trồng tại Fukushima – khu vực bị tác động nặng nề nhất của thảm họa hạt nhân hồi năm 2011.

Chính phủ Thái Lan triển khai chính sách trợ cấp nông dân giữ lúa

13-11-2017

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp (BAAC) của Thái Lan đã dành ra hơn 80 tỷ Baht cho các khoản vay và trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lúa – những người chấp nhận hoãn bán lúa để bình ổn giá.