Sản lượng cà phê của Colombia vào tháng 4, tháng đầu tiên của vụ thu hoạch phụ, đã giảm 20% so với cùng kì năm trước, xuống 834.000 bao – mức thấp nhất trong hơn hai năm qua, số liệu lấy từ các nhóm sản xuất Fedecafe ở Colombia.
Bà Ganes-Chase cho rằng sự sụt giảm này “nhiều khả năng” là do đợt mưa đầu năm có thể ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ số liệu tháng 4 này thể hiện sự đình trệ sản xuất tạm thời do ra hoa muộn, hay sự thất bại hoàn toàn của vụ mùa.
'Giai đoạn quyết định'
Bà Ganes-Chase, thuộc công ty tư vấn J Ganes, cho biết: "Đã có nhiều dự đoán về vụ mùa này, và giai đoạn quyết định cuối cùng cũng đã đến”.
“Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để quyết định đây là một thảm họa hay vấn đề lớn của thị trường sau một vụ mùa chính rất thành công, vào tháng 10 năm ngoái.”
"Tùy thuộc vào lượng giảm của vụ mùa phụ sắp diễn ra, sản lượng cuối mùa vẫn có thể bằng hoặc vượt mức ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ."
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nơi sở hữu dữ liệu tiêu chuẩn của ngành, dự báo sản lượng cà phê 2016-17 của Colombia - nước trồng cà phê lớn thứ ba sau Brazil và Việt Nam - đạt 14.5 triệu bao, tăng 500,000 bao so với năm ngoái.
'Dễ bị bệnh dịch tác động'
Trên thực tế, dịch bệnh còn phụ thuộc nhiều vào lượng mưa tiếp theo ở các khu vực trồng cà phề, làm tăng thêm mối lo ngại về thời gian thu hoạch, cũng như sản lượng đầu ra.
“Mưa có thể làm giảm triển vọng sản xuất và làm chậm thời gian thu hoạch, cũng như tăng khả năng bệnh dịch xảy ra trong điều kiện ẩm ướt”
'Tháng 5 được xem như giai đoạn hồi phục'
Bà Ganes-Chase dự đoán rằng giá sẽ tăng dần, sớm nhất vào cuối tháng 5, do sự quan ngại về tình hình băng giá ở Brazil
Do tình hình băng giá ở Brazil mà "tháng 5 được xem như giai đoạn hồi phục, thực vậy, thị trường tháng này đã bật lên từ mức thấp”. Với sự sụt giảm về giá trong tháng 4, thị trường có sự hồi phục là điều đương nhiên.
Bà cho biết thêm: “Đã có gió lạnh ở Nam Brazil, nhưng chưa gần khu vực trồng cà phê”
Xuất khẩu và dự trữ
Tuy nhiên, bà Ganes-Chase cũng kêu gọi các nhà đầu tư không theo xu hướng mua vào khi thấy sự sụt giảm xuất khẩu hàng năm vào tháng 3 trong số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế , mặc dù xu hướng này có vẻ sẽ tiếp tục cho đến hết vụ mùa 2016-17, kết thúc vào tháng 9 tới.
Bà cho biết "Tuy số liệu so sánh từng tháng sau này có thể giảm, nhưng việc theo dõi tổng số tích luỹ và dự trữ của người mua cũng rất quan trọng”.
Và với lượng hàng tồn kho ở các nước tiêu thụ đạt ngưỡng "dồi dào", mức cao nhất trong 23 năm ở Mỹ, "sự sụt giảm khiêm tốn trong xuất khẩu sẽ không tạo ra sức ép, mà chỉ giữ các kho hàng dự trữ không tăng nữa”.
Ngay cả khi các nhà sản xuất đưa ra hình thức tiếp thị “mức thanh toán giảm dần” và "không có cà phê để bán” thì cũng không gây áp lực cho thị trường, nếu vẫn có dự trữ cà phê ở nơi khác.
AGROINFO dịch theo http://www.agrimoney.com/news/coffee-market-faces-period-of-reckoning-over-colombian-crop--10724.html