LÚA GẠO

Chính sách thu mua và tình hình dự trữ lúa gạo tại Ấn Độ niên vụ 2016/17

Cập nhật ngày: 21 | 03 | 2017

Chương trình thu mua của chính phủ và các chương trình trợ cấp lương thực quốc gia Ấn Độ

Chương trình thu mua của chính phủ và các chương trình trợ cấp lương thực quốc gia Ấn Độ

Bên cạnh lúa mỳ, gạo là ngũ cốc thực phẩm quan trọng cho chương trình trợ cấp lương thực và các chương trình an ninh lương thực khác của chính phủ. Đối với mục tiêu thu mua của chính phủ, gạo được chia làm 2 nhóm: Gạo thường (có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng dưới 2,5) và Gạo hạng A (có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng hơn 2,5). Trước đây, phần lớn gạo theo chương trình thu mua của chính phủ được thu thập từ mức bắt buộc quy định cho các doanh nghiệp chế biến địa phương. Phụ thuộc vào từng bang, các doanh nghiệp chế biến gạo địa phương phải bán một phần cố định gạo thương phẩm ở mức giá đã định, được gọi là “giá có thuế” được tính dựa trên giá lúa thu mua tối thiểu (MSP) cộng với chi phí xay xát. Do giá MSP tăng mạnh trong những năm gần đây, chính phủ chủ yếu thu mua lúa gạo ở mức giá hỗ trợ, dẫn đến giá thu mua gạo thành phẩm từ các doanh nghiệp tư nhân ở mức chi phí bảo quản và phân phối của chính phủ thông qua hệ thống phân phối công,

Các vụ sản xuất bội thu liên tiếp và nhu cầu xuất khẩu yếu nên lượng gạo chính phủ thu mua theo chương trình MSP tăng rất mạnh trong niên vụ 2016/17. Các nguồn thông tin chính thống cho biết tính đến ngày 15/2/2017, lượng gạo chính phủ thu mua đã lên tới 29,2 triệu tấn, so với mức 26,5 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù hoạt động thu mua trong nửa cuối năm 2016/17 có thể bị tác động bởi sản lượng vụ mùa giảm, nhìn chung sản lượng thu mua trong năm 2016/17 có thể lên tới 36,5 triệu tấn, so với mức 34,2 triệu tấn trong năm 2015/16.

Thương mại

Ấn Độ nổi lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati vào năm 2011. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2017/18 dự đoán giảm xuống còn 8,5 triệu tấn, bao gồm 4,5 triệu tấn gạo non-basmati và 4 triệu tấn gạo basmati, do nguồn cung khả dụng cho xuất khẩu giảm và nhu cầu trên thị trường quốc tế cũng được dự báo giảm. Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu có thể bị tác động bởi chính phủ tăng MSP trong niên vụ tới, giá trị của đồng Rupee so với các đồng tiền khác và biến động giá quốc tế. Chính phủ Ấn Độ không có vẻ sẽ áp đặt bất cứ hạn chế xuất khẩu gạo nào do nguồn cung nội địa đầy đủ.

Xuất khẩu gạo đã chậm đáng kể kể từ tháng 9/2016, do nhu cầu thị trường quốc tế giảm. Giả định không có sự thay đổi trong khả năng cạnh tranh của gạo Ấn Độ và tỷ giá Rupee/USD duy trì ổn định, USDA dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2016/17 sẽ đạt 9 triệu tấn, bao gồm 5,2 triệu tấn gạo non-basmati và 3,8 triệu tấn gạo basmati. Gạo basmati chủ yếu xuất khẩu đi các nước Trung Đông và Châu Âu, trong khi gạo non-basmati được xuất khẩu sang châu Phi và các nước láng giềng.

Số liệu xuất khẩu sơ bộ năm 2016 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2016 của Ấn Độ là 10,04 triệu tấn. Các thị trường xuất khẩu chính là các nước Trung Đông ((Saudi Arabia, U.A.E., Iraq, Iran), các nước châu Phi (Benin, Senegal, Guinea, Bờ Biển Ngà, Somalia, Nam Phi) và nước láng giềng Nepal.

Dự trữ

Do hoạt động thu mua mạnh, kho dự trữ gạo của chính phủ Ấn Độ tính đến ngày 1/2/2017 ước đạt 29,3 triệu tấn, so với mức 28,9 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2016. Giả định hoạt động thu mua diễn ra bình thường trong thời gian còn lại, dự trữ cuối kỳ gạo chính phủ năm 2016/17 ước tăng lên mức 17 triệu tấn, từ mức 15,9 triệu tấn hồi năm trước, và cao hơn nhiều mức dự trữ kỳ vong của chính phủ là 10,3 triệu tấn.

Hiện không có thông tin chính thống về lượng gạo dự trữ bởi khu vực tư nhân. Bất chấp nguồn cung gạo nội địa đủ, nhu cầu xuất khẩu yếu có thể sẽ làm giảm mức tồn kho cuối kỳ năm 2016/17 xuống còn 1,9 triệu tấn, so với mức 2,5 triệu tấn trong cùng kỳ năm ngoái.

Theo USDA

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC