Nguyên nhân là giá gạo nội địa đã tăng cao gấp đôi trong 2 năm qua do lệnh cấp nhập khẩu và đồng nội tệ của Nigeria giảm giá mạnh. Đồng thời, chính phủ nước này cũng đang trợ cấp máy cày, máy xay xát và phân bón, cũng như sắp xếp các khoản vay lãi suất thấp để thúc đẩy sản xuất – với thành công đáng kể.
Tuy vậy, để giảm mức chi phí nhập khẩu thực phẩm hàng năm lên đến 20 tỷ USD gặp nhiều thách thức dai dẳng, kìm hãm những nỗ lực xây dựng nền kinh tế vượt lên sự chi phối của ngành dầu mỏ.
Bất chấp trồng lúa đang là ưu tiên của chính phủ, nhiều nông dân vẫn chủ yếu lao động tay chân nặng nhọc trên đồng ruộng thiếu các kênh thủy lợi. Các nhà máy thường trong tình trạng xiêu vẹo, đổ nhát, trong khi những con đường lồi lõm khiến việc vận chuyển lúa từ khu vực sản xuất chính tại miền Bắc Nigeria tới thị trường miền Nam trở nên khó khăn và tốn kém. Ngành này cho tới nay vẫn thất bại trong việc bù đắp thiếu hụt nguồn cung lên tới khoảng 3 triệu tấn gạo do lệnh cấm nhập khẩu. Tại thủ đô Lagos, các siêu thị chủ yếu bán gạo từ Ấn Độ hoặc Thái Lan.
Mohammed tham gia trồng lúa từ 3 năm trước để có tiền trang trải học đại học tại bang miền Bắc Bauchi. Khi kết thúc đại học vào năm 2016, anh đã gắn bó với nghề trồng lúa ở Gadau hơn là trở thành một kiến trúc sư. “Lời khuyên của tôi dành cho lớp trẻ là tham gia trồng lúa”, Mohammed nói, người đang mở rộng hoạt động canh tác từ 1,5 lên 2ha cũng như đóng vai trò giám sát một trang trại mới mở tại gần đó. “1 bao gạo được bán với giá 10.000 – 11.000 Naira. 2 năm trước, tôi chỉ bán được với giá 4.500 Naira”.
Thậm chí theo tỷ giá thị trường chợ đen, giá 1 bao gạo lên tới 25 USD. Thị trường chợ đen hiện là nơi giao dịch tiền tệ của nhiều người Nigeria do các lệnh hạn chế và thiếu đôla trong hệ thống ngân hàng chính thống. Tại bang Bauchi, hàng trăm nông dân đang hối hả mở rộng sản xuất, chuẩn bị đồng ruộng và bơm nước cho hệ thống thủy lợi.
Các trang trại đang được mở ra trên hầu khắp đất nước, đẩy sản lượng lúa lên 7,85 triệu tấn trong năm 2016, tăng 17,4% so với năm 2014, theo cơ quan thống kê quốc gia cho biết. Năm 2010, sản lượng lúa của nước này mới đạt 4,54 triệu tấn, trước khi chiến dịch mở rộng sản xuất này diễn ra.
Cho tới năm 2015, Nigeira đã nhập khẩu lên tới 4 triệu tấn gạo hàng năm, phần lớn lượng gạo này được nhập lậu từ nước láng giềng Benin. Nhưng mức nhập khẩu hiện đã giảm xuống còn khoảng 700.000 tấn do các nhà chức trách đang tăng cường giám sát biên giới.
Tình hình này đẩy giá lương thực thiết yếu này tăng cao, cùng với lệnh hạn chế tiếp cận ngoại tệ và nền kinh tế bị tác động tiêu cực do doanh thu xuất khẩu dầu giảm, khiến Nigeria gặp hàng loạt vấn đề.
Một phần lý do khiến giá gạo tăng mạnh là do nông dân đang phải sản xuất với chi phí cao, và cho rằng chính phủ trợ cấp không đủ. Những nhàn hập khẩu phải trả khoản chênh lệch 30% so với tỷ giá chính thức để có được USD trên thị trường chợ đen để mua các máy móc nhập khẩu và phân bón mà nông dân cần. Trên hết, nông dân cho rằng tình trạng tham nhũng trầm kha khiến chính phủ nước này giúp không đúng người. “Một số người nhận được phân bón nhưng chẳng phải nông dân. Sau đó, những người này bán lại trên thị trường”, theo Mohammed Tafida, người đứng đầu một hiệp họi nông dân địa phương cho biết. “Phân bón rất đắt đỏ. Chi phí sản xuất của chúng tôi rất cao, bạn phải trả cho công nhân lên tới 500 – 700 Naira/ngày, so với chỉ 200 Naira trước đây”.
Tổng thống Muhammadu Buhari đã nỗ lực tập trung vào ưu tiên này kể từ lên nắm quyền 2 năm trước nhưng ông phải làm việc với 36 bang của Nigeria với các nhà chức trách bang phớt lờ các chính sách liên bang và chỉ ban phát lợi ích cho những họ hàng thân thích hoặc những người ủng hộ.
Nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm có thể có các khoản vay được trợ cấp lãi suất, thấp hơn mức lãi suất 14% hiện tại. Nhưng có nhà sản xuất cho biết ông đã đợi 6 tháng để có khoản vay được ngân hàng phê duyệt.
Bùng nổ sản xuất gạo cũng xuất phát từ hoạt động đầu tư quy mô lớn của người giàu nhất châu Phi, Aliko Dangote, và các doanh nghiệp nước ngoài để cung ứng lương thực cho thi trường rộng lớn lên tới 190 triệu dân. Dangote Group vào tháng trước đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy xay xát gạo công suất 225.000 tấn gạo đồ hàng năm và dự định đưa vào sản xuất vào cuối năm nay.
Wacot Rice, thuộc tập đoàn nông nghiệp và thực phẩm tại Lagos TGI, sẽ mở cửa một nhà máy xay xát vào tháng tới với công suất 100.000 tấn/năm. Công ty này đang làm việc với nông dân với tổng diện tích canh tác 15.000ha và có kế hoạch mở rộng tới 165.000ha trong vòng 10 năm. Olam từ Singapore cũng có kế hoạch tăng sản xuất lúa gạo tại Nigeria lên 6.000ha, từ 4.300ha hiện tại.
Nigeria kỳ vọng các nhà đầu tư quy mô lớn sẽ cải thiện năng suất lúa gạo. Nigeria có năng suất lúa thuộc hàng thấp nhất trên toàn châu Phi do hoạt động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nông dân lao động kém hiệu quả trên các cánh đồng diện tích từ 2 – 5ha.
Thiếu đường sá chất lượng tốt cũng khiến lúa gạo từ các bang miền Bắc khó tiếp cận thị trường lớn nhất nước tại Lagos. Chính phủ có kế hoạch tăng chi tiêu ngân sách thêm gần 25% trong năm 2017 để tu sửa đường và hỗ trợ thương mại. Tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu dầu thô sụt giảm do giá dầu thế giới thấp đang làm chậm lại rất nhiều dự án.
Những người nông dân trồng lúa Nigeria cũng đang vất vả đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đặt ra bởi các nhà kinh doanh quốc tế, và người tiêu dùng phàn nàn về việc có quá nhiều sạn trong gạo.
Nigeria đã nhập khẩu 110 máy để lọc sạn trong quá trình chế biến nhưng hầu hết nông dân vẫn sử dụng các máy móc tự chế để lọc sạn.
Các nhà đầu tư lớn hơn kỳ vọng Nigeria sẽ không lặp lại các vấn đề trước đây là khi giá dầu thế giới tăng, chính phủ sẽ mất đi sự quan tâm tới sản xuất lương thực nội địa.
Theo Reuters
Gappingworld