22-2-2017
Bộ Nông nghiệp Brazil vừa ban hành các quy định mà các doanh nghiệp phải tuân thủ khi nhập khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam vào nước này. Đây là lần đầu tiên Brazil, nước sản xuất – xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới buộc phải nhập khẩu cà phê.
21-2-2017
Bộ Nông nghiệp Brazil đã công bố các quy định để nhập khẩu cà phê robusta từ Việt Nam trong một thông báo chính thức ngày 20/2, đánh dấu lần đầu tiên quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới này phải nhập cà phê nhân từ nước ngoài.
Giữa tháng 2/2017, Green Coffee Association đã công bố lượng cà phê dự trữ tại các kho của Mỹ đến cuối tháng 1/2017, theo đó tổng tồn kho cà phê tại các kho trên khắp nước Mỹ tăng 66.627 bao bao so với cuối tháng 12/2016:
Các nhà xuất khẩu cà phê tại Colombia, nước xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới, đang lo lắng trước khả năng các lái xe tải tiếp tục đình công trong những tuần tới, chỉ 7 tháng sau khi họ chặn tất cả các tuyến cao tốc và đẩy xuất khẩu cà phê của nước này giảm đến 60%.
Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ nước này đã cho phép nhập khẩu cà phê Robusta, theo thỉnh cầu của ngành sản xuất cà phê hòa tan, và hoạt động nhập khẩu nên sớm bắt đầu vận chuyển một lượng cà phê hạn chế từ Việt Nam.
Giá gạo Thái tăng trong tuần này nhờ thỏa thuận G2G đạt được với chính phủ Trung Quốc, trong khi giao dịch quốc tế của Ấn Độ và Việt Nam trì trệ.
Đợt đấu giá đầu tiên gạo tồn kho của chính phủ Thái Lan trong năm 2017 đã thu hút sự quan tâm với 48 hồ sơ dự thầu đủ tiêu chuẩn đã ra giá mua cao nhất, đấu thầu thành công 2,03 triệu tấn gạo, chính phủ Thái Lan thu về 18,58 tỷ Baht.
Theo báo cáo của USDA, nhu cầu nhập khẩu dài hạn của Trung Quốc đối với các ngũ cốc chính, thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm sẽ cao hơn dự báo, đồng thời cảnh báo triển vọng sản lượng nông sản tạ Trung Quốc giảm do những thay đổi trong chính sách trợ cấp.
Tổng quan một số chính sách quan trọng của ngành hàng cà phê Việt Nam
Chỉ trong vòng 15 đến 20 năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Sản lượng cà phê của cả nước tăng lên hàng trăm lần, mỗi năm xuất khẩu từ 1,3 đến 1,6 triệu tấn cà phê nhân. Với sản lượng trên đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Brazil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối.
Trong khi sản lượng cà phê của một số quốc gia như Brazil, Indonesia… đều được dự báo sẽ tăng mạnh trong niên vụ tới thì sản lượng cà phê của Việt Nam lại có nguy cơ sụt giảm do hàng trăm ngàn hecta cà phê ở khu vực Tây Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng “lão hóa” mà việc thay thế, tái canh lại gặp nhiều trở ngại.