RAU QUẢ

Ngành rau quả điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu

Cập nhật ngày: 08 | 04 | 2022

Nguồn: Daibieunhandan.vn
 
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên cho biết, đầu năm nay ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 3,8 - 4 tỷ USD nhưng với những khó khăn hiện tại, mục tiêu này có thể phải điều chỉnh.
 

Giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc

Tình hình xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm nay như thế nào, thưa ông?

- Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh tới 26% so với cùng kỳ, chỉ đạt 261 triệu USD; riêng tháng 3 đạt hơn 340 triệu USD, tăng 47,9% so với tháng 2 nhưng giảm 15,4% so với cùng kỳ 2021. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là yếu tố chính làm giảm trị giá xuất khẩu chung của ngành. Tính chung quý I, xuất khẩu rau quả chỉ đạt hơn 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021. 

- Vì sao xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh như vậy? 

- Lý do chủ yếu là phía Trung Quốc thực hiện chính sách. "Zero Covid-19" khiến hàng hóa bị ùn ứ, không thông quan được tại các cửa khẩu biên giới đường bộ phía Bắc. Cùng với đó, từ ngày 1.1.2022, việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc phải thực hiện theo Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu" và Lệnh số 249 ban hành "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu" của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trong bối cảnh như vậy, xu hướng chuyển dịch xuất khẩu sang các thị trường có được duy trì không, thưa ông?

- Xu hướng dịch chuyển xuất khẩu vẫn được doanh nghiệp duy trì. Những tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Mỹ tăng gần 70%; Hàn Quốc tăng gần 32%; Nhật Bản tăng 12%; Australia tăng 45,7%, Hà Lan tăng 51,5%... Sự tăng trưởng này cho thấy việc sản xuất, vùng nguyên liệu cũng đang có sự chuyển dịch đáp ứng yêu cầu của các thị trường.

Năm 2021, xuất khẩu rau quả đạt 3,55 tỷ USD nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD, chỉ tăng 3%. Thực tế, tăng trưởng trong năm qua chủ yếu nhờ vào các thị trường khác. Rau quả xuất sang Trung Quốc ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam, từ 63% đã giảm còn 51% trong 3 tháng đầu năm nay. 

Thị trường Nga dù chỉ bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ nhưng đây là thị trường dễ tính hơn nên tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy xung đột giữa Nga và Ukraine khiến xuất khẩu qua thị trường này đang gặp khó nhưng nếu chiến sự sớm chấm dứt, tương lai sẽ tiếp tục tăng trưởng.

GlobalGap tới đâu, xuất tới đó!

- Ngành rau quả dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm như thế nào?

- Đầu năm, ngành đạt mục tiêu xuất khẩu 3,8 - 4 tỷ USD nhưng với tình hình hiện nay và những khó khăn nội tại, có thể chúng tôi phải điều chỉnh.

- Thách thức ông vừa nhắc tới là gì?

- Nước ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên để trồng rau quả, nhưng đến nay vẫn chưa xuất khẩu ở nhiều thị trường bởi còn gặp khó khăn trong việc tăng diện tích để theo kịp với yêu cầu tạo ra sản phẩm xuất khẩu.

Diện tích trồng đạt tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP) hiện chưa nhiều, chỉ đạt 15%, chủ yếu tăng tới đâu xuất khẩu tới đó. Doanh nghiệp cũng vẫn gặp khó trong kiểm soát dư lượng hóa chất tồn dư trong sản phẩm, rào cản này không thể vượt qua trong ngày một, ngày hai. Khâu chế biến sản phẩm, nhà máy chế biến còn gặp nhiều hạn chế, quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ chế biến cũng chưa nhiều.

Ngoài ra, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp làm hạn chế xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Cùng với đó, chi phí vận tải, logistics cũng quá cao, tăng gấp 3 - 4 lần và chưa có điểm dừng. Tình trạng thiếu container lạnh, tàu lạnh khiến việc bảo quản sản phẩm xuất khẩu không bảo đảm nếu thời gian di chuyển kéo dài…

- Thời điểm này, ngành cần sự hỗ trợ như thế nào?

- Hiện nay, hàng xuất đi Trung Quốc gặp khó khăn ở cả đường bộ và đường biển, Hiệp hội mong muốn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các hãng hàng không để giúp đưa rau quả sang Trung Quốc thuận lợi hơn. Hiện tại, giá thanh long bên Trung Quốc rất đắt vì hàng Việt Nam không thể xuất qua được. Sắp tới, mùa vải chúng ta cũng cần tiêu thụ một lượng hàng lớn. 

Song song đó, sớm tăng diện tích trồng rau quả đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhà nước cần hướng dẫn cụ thể để nông dân tăng diện tích, cấp giấy chứng nhận ra sao, chi phí thế nào; đồng thời phát triển ngành chế biến, xây dựng được các nhà máy bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh đó, cố gắng kiểm soát nông dân không sử dụng thuốc hóa học độc hại, tăng cường đầu tư phân thuốc vi sinh để bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Có thể điều tiết bằng chính sách thuế, nếu sử dụng chất độc hại thì Nhà nước có thể đánh thuế cao để ngăn chặn tình trạng trên.

Hiệp hội cũng khuyến cáo các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu sản phẩm phải tìm hiểu về thị trường đó và nắm rõ các quy định, tiêu chuẩn để thực hiện theo. Tránh làm hời hợt, thông tin không rõ ràng, nếu xảy ra vấn đề thì doanh nghiệp sẽ chịu thua thiệt.

 

TIN TỨC KHÁC

Xuất khẩu rau quả gia tăng giá trị từ chuyển dịch thị trường

4-4-2022

Xuất khẩu rau quả Việt Nam những tháng đầu năm nay có sự sụt giảm khá mạnh. Bởi, thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu trái cây

8-4-2022

Thái Lan đặt mục tiêu tối đa hóa việc vận chuyển trái cây từ Thái Lan sang Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu Nongkhai-Vientiane và Boten-Mohan.

Gặp khó tại Trung Quốc khiến xuất khẩu rau quả giảm mạnh

7-4-2022

(HQ Online) - Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính chung 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh nghiệp rau quả chuyển hướng sang thị trường Mỹ, EU

25-3-2022

2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước trong khi xuất khẩu sang Mỹ, các nước châu Âu (EU) tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá đây là sự chuyển dịch thị trường có tính tích cực của ngành rau quả.

Xuất rau quả sang Mỹ, châu Âu: Đơn hàng tăng vọt

23-3-2022

Trong bối cảnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp khó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt bắt đầu chuyển hướng và tìm kiếm các thị trường mới để thay thế. Nhiều DN chấp nhận bỏ hàng trăm tỷ đồng đầu tư hệ thống, nhà máy chế biến để bước vào một cuộc chơi mới.

Nhiều đơn hàng rau quả xuất khẩu sang Nga phải ngừng

17-3-2022

Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine đã gây ra những ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường này. Các đơn hàng với thị trường này đã phải ngừng do không có chuyến bay để vận chuyển.

Xuất khẩu rau quả giảm mạnh vì thị trường Trung Quốc không còn dễ tính

15-3-2022

Cục Xuất nhập khẩu cho biết 2 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 261 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ vì ùn ứ cửa khẩu và các quy định mới từ Lệnh 248 và 249.

Ớt tươi Việt Nam được xuất khẩu trở lại vào Trung Quốc

11-3-2022

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Cục Bảo vệ thực vật vừa nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh (Trung Quốc) về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi vào thị trường này.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, ngành rau quả chuyển hướng

10-3-2022

Kim ngạch xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 534 triệu USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Xu hướng chuyển dịch xuất khẩu rau quả sang các thị trường ngoài Trung Quốc, nhất là những thị trường khó tính, tiếp tục thể hiện rõ nét ngay trong tháng đầu năm…

Giá thanh long sụt giảm còn 3.000 đồng/kg vì xe trái cây không được lên cửa khẩu

16-2-2022

Hiện, khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn đang có khoảng 1.800 xe hàng hóa chờ thông quan, tỉnh không tiếp nhận thêm hàng trái cây tươi kể từ ngày 16/2. Do đó, giá trái cây lao dốc, đặc biệt là thanh long.

Mỹ đình chỉ nhập khẩu quả bơ từ Mexico

15-2-2022

Mỹ đã đình chỉ nhập khẩu quả bơ từ bang Michoacan, miền Tây Mexico sau khi một thanh tra Mỹ nhận được điện thoại đe dọa.

Tôi sẽ kể câu chuyện về trái cây, nông sản Việt ra toàn thế giới!

8-2-2022

Đầu năm mới 2022, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail chia sẻ câu chuyện trở về Việt Nam và hành trình quảng bá thương hiệu cho trái cây, nông sản Việt.