RAU QUẢ

Thanh long Việt Nam đang gặp khó

Cập nhật ngày: 01 | 09 | 2021

Nguồn: Nongnghiep.vn

Trước đây, Trung Quốc nhập rất nhiều thanh long từ Việt Nam, nhưng tại hội nghị chiều 30-8, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, hiện nay lượng nhập khẩu của Trung Quốc đang có xu hướng giảm khi diện tích trồng thanh long của nước bạn đã tương đương với diện tích trồng thanh long của Việt Nam.

Chiều 30-8, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đã tổ chức hội nghị trực tuyến về tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho thanh long Việt Nam.

 

Các chuyên gia khuyến cáo nông dân và doanh nghiệp cần tập trung trồng thanh long chất lượng cao, không mở rộng thêm diện tích

Chịu nhiều sức ép

Tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ở Việt Nam, nhiều năm qua, thanh long được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực và nằm trong nhóm xuất khẩu tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính của thanh long Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…; trong đó Trung Quốc chiếm tới 80% thị phần. Như vậy, có thể coi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống của thanh long Việt Nam. 

Tuy nhiên, bên cạnh nhập khẩu, thời gian qua, Trung Quốc cũng đã chủ động phát triển, nhân rộng diện tích thanh long. Theo nghiên cứu, đến nay, tổng diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã bằng đúng diện tích trồng thanh long của Việt Nam đang có. 

Hiện nay, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đạt khoảng 35.555ha, trồng nhiều tại Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến. 

 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chủ trì hội nghị giao thương trực tuyến về thanh long xuất khẩu, chiều 30-8

Ông Vũ Bá Phú cho rằng, đây sẽ là sức ép cạnh tranh rất lớn đối với thanh long Việt Nam không chỉ trên thị trường Trung Quốc mà cả trên thị trường thế giới. “Tôi chưa nói tới chất lượng nhưng chắc chắn rằng với công nghệ rất tiên tiến của Trung Quốc hiện nay thì năng suất thanh long Trung Quốc sẽ cao hơn của chúng ta”, ông Vũ Bá Phú nói. 

Theo Cục Xúc tiến thương mại, hiện tại, các vùng trồng thanh long ở Nam bộ và Nam Trung bộ đang chịu tác động nặng của dịch Covid-19 do hoạt động sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ gặp khó khăn, nhất là khi thị trường chủ lực Trung Quốc đang siết chặt kiểm dịch ở cửa khẩu (đóng một số cửa khẩu tiểu ngạch, tăng cường hình thức kiểm soát vận tải, lái xe); trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của chúng ta chưa quen chính ngạch, chủ yếu vẫn duy trì kênh tiểu ngạch.

Vẫn còn hy vọng

Mặc dù chồng chất khó khăn, song theo ông Vũ Bá Phú, chúng ta vẫn có hy vọng cho trái thanh long Việt Nam khi nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nước ngoài vẫn có xu hướng tăng và nhiều tiềm năng chưa khai thác. 

“Thông qua hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại, giao thương trực tuyến thời gian qua cho thấy, khá nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm tới phát triển nguồn cung thanh long chất lượng cao từ Việt Nam”, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ. 

Không chỉ có thị trường Trung Quốc, những năm gần đây, thanh long Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường khác như Ấn Độ, New Zealand, Nhật Bản, Chile… và mới đây đang đẩy mạnh xúc tiến sang Australia, Ấn Độ, Pakistan…

Do thanh long Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nguồn cung khác cũng đang tăng như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia… nên Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đề nghị các địa phương tránh tối đa việc mở rộng diện tích, mà cần tập trung phát triển theo hướng chất lượng; cần quy hoạch lại vùng trồng thanh long gắn với yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của từng thị trường như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản…

“Nơi thì có yêu cầu chiếu xạ, nơi yêu cầu phải khử khuẩn nên các hợp tác xã, nhà vườn, cơ quan ban ngành ở địa phương cần phải lưu ý” - ông Vũ Bá Phú đề nghị.   

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đa dạng các sản phẩm ngoài trái thanh long tươi như thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép si rô, snack thanh long, rượu vang thanh long, kem thanh long, chả cá thanh long, bánh mì thanh long… Đặc biệt, sản phẩm bột thanh long (hay còn gọi là bột pitahaya) có hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng rất tốt cho sức khỏe, được coi là một siêu thực phẩm nhiệt đới.

Việc đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ thanh long của các địa phương và doanh nghiệp được xem là hướng đi đúng để đa dạng kênh tiêu thụ, giảm sức ép mùa vụ, phát triển thị trường và thương hiệu sản phẩm.

Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị các địa phương và doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng vì dự báo cuối năm 2021, khi dịch Covid-19 trên thế giới từng bước được kiểm soát, nhu cầu nhập khẩu gia tăng trở lại.

“Nếu cuối năm, thị trường tăng cao vùn vụt nhưng chúng ta không có thanh long để xuất khẩu thì làm thế nào?” - ông Vũ Bá Phú nêu câu hỏi với các doanh nghiệp trước nỗi lo thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. 

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thanh long của Trung Quốc giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhập khẩu thanh long từ Việt Nam đạt 280,16 ngàn tấn, trị giá 255,87 triệu USD, giảm 21,6% về lượng và giảm 21,1% về trị giá.

TIN TỨC KHÁC

Giá nông sản phía Bắc giảm do tiêu thụ chậm so với thời vụ

31-8-2021

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp bị chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng nông sản giảm.

Hơn 20.000 tấn chuối ế ẩm vì Trung Quốc ngừng mua

31-8-2021

Theo Bộ NN&PTNT, hơn 20.000 tấn chuối tiêu vào vụ thu hoạch nhưng khó tiêu thụ vì Trung Quốc ngừng mua. Ngoài ra, các mặt hàng trái cây khác như chè, na, nhãn cũng lũ lượt xuống giá.

Xuất khẩu rau quả giảm tháng thứ ba liên tiếp do ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19

26-8-2021

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 7/2021 giảm tháng thứ 3 liên tiếp với mức giảm 25.5% so với tháng 6, đặt 265,4 triệu USD.

Việt Nam cần lưu ý điều gì khi Trung Quốc cấm vô thời hạn với nhãn Thái Lan?

24-8-2021

Trung Quốc vừa quyết định ban hành lệnh cấm vô thời hạn đối với nhãn Thái Lan do phát hiện rệp sáp. Trước động thái này của Trung Quốc, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuyệt đối thực hiện nghiêm các yêu cầu phía bạn đưa ra.

DOANH NGHIỆP CÕNG THÊM NHIỀU CHI PHÍ KHI XUẤT KHẨU QUA CỬA KHẨU TÂN THANH VÌ QUY ĐỊNH MỚI CỦA TRUNG QUỐC

23-8-2021

Doanh nghiệp xuất khẩu trái cây phải cõng thêm ít nhất 7 – 10 triệu đồng chi phí phát sinh sau khi Trung Quốc đưa ra quy định giao nhận hàng hóa mới tại cửa khẩu Tân Thanh. Bên cạnh đó, tiến độ giao hàng chậm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và hao hụt lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bến Tre lập các đội thu mua dừa hỗ trợ nông dân

20-8-2021

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Bến Tre đã tổ chức các đội thu mua dừa nhằm hỗ trợ không để ảnh hưởng tới đời sống người dân, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.

ĐẮK LẮK XÂY DỰNG HAI PHƯƠNG ÁN TIÊU THỤ SẦU RIÊNG

16-8-2021

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 7640/KH-UBND ngày 12/8/2021 về kế hoạch tiêu thụ bơ, sầu riêng trong tình hình dịch COVID-19 niên vụ 2021.

Sầu riêng Ri6 của Việt Nam 'cháy hàng' tại Australia, giá hơn 400.000 đồng/kg

10-8-2021

Hơn 15 tấn sầu riêng đông lạnh xuất sang Australia đã “cháy hàng” chỉ trong hai ngày phân phối. Ngoài ra, 45 tấn sầu riêng Ri6 đang trên biển cũng đang tình trạng “cháy hàng” vì các cửa hàng đặt mua hết.

TÌM HƯỚNG CHO THANH LONG THÂM NHẬP SÂU VÀO ẤN ĐỘ, PAKISTAN

9-8-2021

Theo các chuyên gia, để phát triển xuất khẩu thanh long tươi và sản phẩm chế biến từ thanh long sang Ấn Độ, Pakistan, các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý phát triển vùng trồng chất lượng cao, đáp ứng đúng những quy định, yêu cầu khắt khe của thị trường, thay vì mở rộng diện tích.