LÚA GẠO

Tổng cục Thống kê: Tình hình sản xuất lúa đến trung tuần tháng 8/2021

Cập nhật ngày: 30 | 08 | 2021

Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 999,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 51,1% diện tích gieo cấy và bằng 97,9% cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê

Tính đến ngày 15/8, cả nước gieo cấy được 1.409,1 nghìn ha lúa mùa, bằng 98% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.037,3 nghìn ha, bằng 99,4%; các địa phương phía Nam đạt 371,8 nghìn ha, bằng 94,4%. Diện tích gieo cấy lúa mùa giảm chủ yếu ở các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long do ngành Nông nghiệp đã sớm nhận định nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên khuyến cáo bà con nông dân chỉ nên gieo trồng ở những vùng đất đảm bảo an toàn để tránh thiệt hại. Hầu hết lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, trà lúa sớm đang trong giai đoạn già đòng, trổ bông; trà lúa chính vụ đang trong giai đoạn ôm đòng sinh trưởng và phát triển tốt.

Vụ lúa hè thu năm nay cả nước gieo cấy được 1.955,9 nghìn ha, tăng 10,8 nghìn ha so với vụ hè thu năm trước. Diện tích lúa hè thu tăng chủ yếu ở các địa phương thuộc Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung do năm trước vùng này chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán, năm nay thời tiết thuận lợi, nguồn nước đủ cung cấp cho cả vụ nên sản xuất dần được phục hồi. Một số địa phương tăng nhiều như: Khánh Hoà tăng 11,2 nghìn ha; Bình Định tăng 3,2 nghìn ha; Quảng Ngãi tăng 2,7 nghìn ha. Tuy nhiên, diện tích gieo cấy lúa hè thu giảm ở một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long do ảnh hưởng của hiện tượng xâm nhập mặn, thời tiết nắng, nóng kéo dài, thiếu nước tưới và do thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Vĩnh Long giảm 4,2 nghìn ha; Đồng Tháp giảm 3,3 nghìn ha; Kiên Giang giảm 1,5 nghìn ha.

Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 999,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 51,1% diện tích gieo cấy và bằng 97,9% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 861,3 nghìn ha, chiếm 57,1% và bằng 98,4%. Diện tích thu hoạch lúa hè thu chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do gieo trồng chậm hơn để đảm bảo nguồn nước tưới, phòng trừ sâu bệnh và ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên thiếu nhân lực thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ lúa gạo.

Đến trung tuần tháng Tám, vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống được 384,4 nghìn ha lúa thu đông, bằng 97,4% cùng kỳ năm trước. Tiến độ gieo trồng lúa thu đông chậm hơn cùng kỳ năm trước do các địa phương thực hiện theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp nhằm tránh sâu bệnh, đảm bảo nguồn nước tưới và ảnh hưởng của việc thu hoạch lúa hè thu chậm. Hiện nay, lúa đang giai đoạn làm đòng đến chắc xanh, sinh trưởng và phát triển khá tốt. Các giống lúa chất lượng cao được nông dân ưa chuộng tiếp tục gieo sạ như: OM 5451, OM 4218, Jasmine 85... Để hạn chế ảnh hưởng của lũ, giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhất, các địa phương cần tăng cường khuyến cáo người dân chỉ nên sản xuất lúa thu đông ở những nơi có hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, chủ động ngăn được lũ hoặc tiêu thoát nước tốt, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh; tích cực áp dụng phương pháp canh tác ba giảm - ba tăng; bón phân theo bảng màu lá lúa; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc bốn đúng nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

TIN TỨC KHÁC

Khó chồng khó vì nghẽn cảng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo bế tắc không dám ký hợp đồng

27-8-2021

Việc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đóng rút gạo tại Cảng Tân Cảng Hiệp Phước là trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi có khách hàng mà vẫn không dám ký kết hợp đồng vì không biết khi nào có thể giao hàng.

Trung Quốc tạo đột phá trong việc trồng lúa: Thu hoạch sau 60 ngày, sản lượng 9,8 tấn/ha

23-8-2021

Theo báo cáo mới đây của Tân Hoa Xã, Viện Nông nghiệp Đô thị thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia Trung Quốc và đạt được thành tựu lớn trong một vụ thu hoạch lúa chỉ với 60 ngày, ở môi trường khu vực thử nghiệm.

Chính quyền và doanh nghiệp chung tay không để đứt gãy chuỗi ngành hàng lúa gạo

16-8-2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bốn tỉnh khu vực ĐBSCL thống nhất việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, thương lái, công nhân, phương tiện trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển… để chuỗi ngành hàng lúa gạo không bị đứt gãy.

5 đề xuất doanh nghiệp ngành lúa gạo kiến nghị khẩn tổ công tác đặc biệt

14-8-2021

Tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic là 1 trong 5 kiến nghị khẩn của doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Giá lúa nhích lên, bộ đang theo sát tình hình

13-8-2021

Hiện nay tình hình khó khăn tiêu thụ nông sản, đặc biệt là lúa gạo ở ĐBSCL, đã cơ bản giải quyết, giá lúa đã nhích lên. Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn sẽ tiếp tục theo sát, nắm bắt thông tin sản lượng và mùa vụ thu hoạch sắp tới.

Miền Tây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo

10-8-2021

Thương lái bỏ cọc, nông dân khó bán lúa, nhà máy chạy cầm chừng, doanh nghiệp ngại xuất khẩu gạo… đang đe doạ sự đứt gãy chuỗi cung ứng lúa gạo ở miền Tây.

Giá lúa gạo hôm nay 31/7: Lúa hè thu ngóng ghe về thu mua, nông dân Sóc Trăng, An Giang kêu trời

31-7-2021

Việc các thương lái, ghe không thể vào các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội khiến giá lúa gạo hôm nay 31/7 nhiều tỉnh ĐBSCL ít biến động. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu cũng giảm để tăng sức cạnh tranh.

Xuất khẩu gạo Thái khó đạt mục tiêu sau khi giảm mạnh trong nửa đầu năm

21-7-2021

Thái Lan chỉ xuất khẩu được 2,2 triệu tấn gạo trong nửa đầu năm, giảm 21,03% so với cùng kỳ năm ngoài.

Xuất khẩu gạo chuyển dịch theo hướng giảm lượng, tăng chất

20-7-2021

Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn.

Gạo xuất khẩu Việt, Thái Lan tiếp tục hạ giá

12-7-2021

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu duy trì xu hướng ảm đạm tại các trung tâm lớn của châu Á. Nguyên nhân chính là mùa vụ mới sắp được đưa vào thị trường

Xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm 21% trong 6 tháng đầu năm

5-7-2021

Chủ tịch TREA cho biết gạo Thái Lan đắt hơn đối thủ cạnh tranh và điều đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, đây là kết quả của việc đồng baht nội địa tăng giá và hạn hán.

20.000 tấn gạo Thái Lan được giao đến Trung Quốc từ tháng 6 đến tháng 7

7-7-2021

Thương vụ mua 20.000 tấn gạo trắng này có điều kiện linh hoạt cho phép Trung Quốc nhập khẩu bất kỳ loại gạo nào từ Thái Lan, không giới hạn số lượng.