TIN TỨC

LÊN PHƯƠNG ÁN CHỐNG ÁCH TẮC NÔNG SẢN CHO VÙNG DỊCH

Cập nhật ngày: 10 | 05 | 2021

Rút kinh nghiệm đợt dịch trước, các Sở Công Thương đang chủ động biện pháp vận chuyển hàng, hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch tại các vùng dịch.

Đợt dịch lần thứ tư này lan rộng và nhanh hơn so với 3 đợt trước, khi hơn 24 địa phương đã có ca nhiễm bệnh. Rút kinh nghiệm đợt dịch trước khiến lưu thông hàng hoá bị ách tắc tại Hải Dương, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, cơ quan này đã yêu cầu các Sở Công Thương chủ động biện pháp vận chuyển hàng, hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch.

Ngành công thương địa phương cũng phối hợp với nông nghiệp, kết nối các hệ thống bán lẻ, doanh nghiệp phân phối lớn đưa hàng vào siêu thị trong nước, xuất khẩu.

Xe chở hàng rời khỏi Hải Dương trong đợt dịch thứ 3, hồi tháng 2/2021. ẢnhGiang Huy

Xe chở hàng rời khỏi Hải Dương trong đợt dịch thứ 3, hồi tháng 2/2021. Ảnh: Giang Huy.

Các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối nói sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại các địa phương. Theo đó, hợp đồng cung ứng hàng với các nhà phân phối, hợp tác xã địa phương được Co.opmart Hà Nội ký từ cách đây vài tháng, nhưng bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc siêu thị này cho biết vẫn sẵn sàng nhập, tiêu thụ nông sản của các địa phương có dịch.

"Chúng tôi sẵn sàng tiêu thụ nông sản giúp bà con, nhưng các sở, ngành cần phối hợp với ban chỉ đạo phòng dịch tại các địa phương giúp xe chở hàng, lương thực thiết yếu lưu thông thông suốt", bà lưu ý.

Vụ Thị trường trong nước cũng khuyến nghị, hàng hóa sản xuất, vận chuyển cũng phải bảo đảm an toàn thực phẩm và tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của ngành y tế, giao thông. "Bộ Công Thương đang theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu", bà Nga cho hay.

Tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo phân cấp nhưng phải đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. "Nhiệm vụ lúc này là vừa chống dịch và khắc phục hậu quả, vừa phát triển kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hiện một số địa phương đã thực hiện phong tỏa diện hẹp từng khu vực, cách ly xã hội diện rộng để chặn sự lây lan của dịch. Vụ Thị trường trong nước cho biết, hoạt động thương mại, mua sắm tại các địa phương có dịch bệnh vẫn đang diễn ra bình thường. "Không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ", lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước khẳng định.

Khảo sát tại các siêu thị ở Hà Nội, TP HCM và một số địa phương như Vĩnh Phúc, Hải Dương... cũng cho thấy, hàng hóa được lấp đầy, giá bình ổn. Các siêu thị liên tục họp với nhà cung ứng để đảm bảo đủ nguồn hàng, tăng công suất sản xuất các nhu yếu phẩm như mì tôm, thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt, sữa, đường, muối... Có hệ thống bán lẻ còn đưa ra chương trình kích cầu mua sắm, như Co.opmart bán 10.000 sản phẩm thiếu yếu giảm 20-50%. Tại chợ dân sinh, rau xanh nhích tăng nhẹ, còn thực phẩm vẫn giữ giá.

Khách hàng mua sắm tại một siêu thị trên đường Đại La, Hà Nội. Ảnh: Thái Anh

Khách hàng mua sắm tại một siêu thị trên đường Đại La, Hà Nội. Ảnh: Thái Anh.

Là địa phương hiện có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất trong đợt dịch lần này (94 ca tính tới tối 8/5), bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường. Dịp này Hà Nội đã tăng gấp 3 lần lượng hàng thiết yếu. Lượng hàng chuẩn bị sẵn phục vụ người dân Thủ đô trong 3 tháng trị giá khoảng 194.000 tỷ đồng.

Sở cũng xây dựng kịch bản cung ứng và vận chuyển hàng cho người dân tại các khu vực cách ly, phong toả theo 3 cấp độ. Cấp độ 1 là 20 đến dưới 1.000 ca mắc bệnh, giá trị hàng cung ứng gần 314 tỷ đồng. Cấp độ 2 là 1.000-3.000 trường hợp mắc, hàng hoá cung ứng tăng gấp hơn 3 lần, xấp xỉ 1.049 tỷ đồng. Còn kịch bản Hà Nội có 3.000-30.000 ca mắc thì giá trị hàng hoá lên tới hơn 5.359 tỷ.

"Không có hiện tượng sốt hàng xảy ra tại Thủ đô, các siêu thị đã tăng lượng dự trữ gấp đôi, gấp ba, đảm bảo đủ hàng, không tăng giá bán", lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội khẳng định.

Tương tự, Sở Công Thương TP HCM cũng đưa ra các tình huống ứng phó dịch bệnh. Sở này yêu cầu các đơn vị trên địa bàn bảo đảm đủ, thông suốt các mặt hàng xăng, dầu, lương thực, thực phẩm thiết yếu, khẩu trang, nước rửa tay...

Riêng tại Quảng Ngãi, chiều 6/5, nhu cầu mua bán của người dân tăng 30% so với ngày thường do xuất hiện thông tin có ca dương tính mới trên địa bàn, tuy nhiên tới sáng 7/5, thị trường đã trở lại ổn định.

Với từng doanh nghiệp phân phối, các siêu thị đều tăng nguồn hàng dự trữ trong kho, có mặt hàng đủ bán tới 4 tháng.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc Co.opmart Hà Nội, hệ thống Saigon Co.op đã trữ khoảng 12.000 tấn nông thuỷ sản, cung ứng trung bình 200.000 khẩu trang và hơn 10.000 chai nước rửa tay mỗi ngày. Sức mua tại các siêu thị Co.opmart ổn định, không có tình trạng người dân đổ xô đi mua tích trữ nhu yếu phẩm do lo sợ dịch bệnh như từng xảy ra ở đợt dịch đầu tiên hồi năm ngoái.

Có kinh nghiệm chuẩn bị hàng hoá từ 3 đợt dịch trước, đại diện Lottemart cho hay, vẫn đảm bảo đủ hàng hóa, không lo thiếu. Còn hệ thống siêu thị BigC đã tăng gấp đôi lượng hàng dự trữ tại các kho để cung ứng cho thị trường. Với khẩu trang, lượng hàng đủ bán trong 4 tháng.

Ngoài kênh truyền thống, các doanh nghiệp phân phối cũng đẩy mạnh kênh bán trực tuyến, giao hàng miễn phí tại nhà trong mùa dịch. Lượng đơn hàng trực tuyến, qua điện thoại của Vinmart tăng gấp đôi, ba lần ngày thường.

Nguồn: Vietnamnet.vn

TIN TỨC KHÁC

Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thực phẩm sạch, có nhãn hiệu

7-2-2017

Theo tuyên bố chính sách đầu tiên của năm 2017, Trung Quốc sẽ thúc đẩy sản xuất nông sản chất lượng cao, có nhãn hiệu trong triển khai cải cách nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu và thúc đẩy thu nhập nông thôn.

Sự cần thiết của ngân hàng hạt giống

6-2-2017

Tất cả đều biết rằng thực phẩm là thiết yếu để tồn tại. Bất kể là con người, động vật, hay côn trùng, thực phẩm đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp. Với những dấu hiệu rõ ràng của biến đổi khí hậu, con người đang bị buộc phải xem xét một trong những tác động nguy hiểm nhất – an ninh lương thực cạn kiệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới cạn kiệt thực phẩm? Đây là câu hỏi mà con người đều sợ phải tiếp cận.

Thu hút nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

6-2-2017

Ngày 2.2, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

EU chuẩn bị phê duyệt thương vụ 43 tỷ USD của ChemChina và Syngenta

5-2-2017

ChemChina đang sắp đạt được phê chuẩn điều kiện chống độc quyền của EU cho thương vụ thâu tóm tập đoàn sản xuất giống và thuốc BVTV Syngenta của Thụy Sĩ. Đây là vụ thâu tóm quốc tế lớn nhất của một công ty Trung Quốc.

Giá phân kali giảm mạnh do cạnh tranh tăng

4-2-2017

Đợt giảm giá mạnh nhất trong 1 thập kỷ do thị trường phân kali dư cung có thể chỉ dịu nhẹ trong năm 2017, các nhà sản xuất lớn cho rằng thị trường sẽ mất nhiều năm để điều chỉnh do sự phát hiện ra nhiều mỏ mới, trữ lượng lớn.

Các nhà sản xuất chăn nuôi châu Á thận trọng sau khi Mỹ rút khỏi TPP

3-2-2017

Ngày 23/1, Hiệp hội ngành TACN Mỹ (AFIA) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ quyết định rút khỏi TPP của ông Donald Trump. “Mặc dù nền kinh tế Mỹ liên tục phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại, nông nghiệp là ngành mà nước này hưởng thặng dư thương mại”, theo chủ tịch kiêm CEO AFIA Joel G. Newman. Xuất khẩu nông sản của Mỹ, bao gồm TACN thương phẩm, đang tăng bất chấp thương mại toàn cầu chậm lại. Các thỏa thuận thương mại như TPP cho phép các nhà sản xuất Mỹ tận dụng nhu cầu đang tăng trên thị trường nước ngoài, tập trung tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Trung Quốc ban hành các hướng dẫn mới về trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp

2-2-2017

Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn mới về phân bổ trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp nhằm cải thiện tính hiệu quả của chương trình, đặt mục tiêu giúp hỗ trợ ngành nông nghiệp khổng lồ của nước này.

Đầu tư startup công nghệ nông nghiệp toàn cầu giảm 30% trong năm 2016

2-2-2017

Đầu tư toàn cầu vào các startup công nghệ nông nghiệp giảm 30% trong năm 2016 do mối quan tâm của các nhà đầu tư vào công ty cung cấp máy bay không người lái và các máy móc nông nghiệp được điều khiển bằng vệ tinh hạ nhiệt sau khi tiếp nhận luồng đầu tư lớn kỷ lục trong năm 2015, theo một nghiên cứu mới công bố.

Nhiệt độ toàn cầu chạm mức cao mới trong năm 2016 – năm tăng nhiệt thứ 3 liên tiếp

20-1-2017

Nhiệt độ toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2016, ngày càng tiệm cận mức trần đặt ra bởi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, với hàng loạt các hiện tượng cực đoan bao gồm nóng chưa từng có tiền lệ tại Ấn Độ và tan băng tại Bắc Cực, theo phân tích mới nhất của các nhà khoa học.

Các nhà đầu tư thận trọng về khả năng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản năm 2017

20-1-2017

Các nhà phân tích đang thận trọng trong nhận định về triển vọng tiếp tục tăng giá hàng hóa nông sản trong năm 2017, bất chất khởi đầu thuận lợi hồi đầu năm. Các nhà phân tích đang giảm triển vọng giá của hầu hết các hàng hóa nông sản tương lai – với yến mạch là một ngoại lệ đáng chú ý

Các vấn đề nổi bật trong Hội thảo Đạm động vật châu Á đến 2022

18-1-2017

Các đoàn đại biểu đã trao đổi thông tin về các khuynh hướng và mua sắm trực tuyến tại AP2022 chủ đề thị trường đạm động vật tại châu Á 2022 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan. Hội thảo 2 ngày được tổ chức bởi Asian Agribiz và tạp chí Asian Meat tiếp tục với nhiều bài trình bày về các cơ hội tại thị trường thịt khu vực và phát triển sản phẩm thịt thế hệ mới.

Con đường đưa thủy sản nhiễm kháng sinh từ Trung Quốc đến bàn ăn tại Mỹ

13-1-2017

Từ trên không trung, sông Châu Giang tại tỉnh Quảng Đông thuộc miền Nam Trung Quốc nhìn như hàng loạt phân tử người dưới kính hiển vi. Hàng trăm ngàn khối nhà vuông vắn, tất cả đều được che phủ bởi màu xanh, được phân khu giữa địa phận thành phố và các đường giao thông thủy. Những trang trại chăn nuôi nằm rải rác giữa hàng ngàn hồ nuôi thủy sản, tạo nên trái tim của ngành thủy sản lớn nhất thế giới mà Trung Quốc đang nắm giữ.