LÚA GẠO

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 274 tỷ đồng mua bù gạo dự trữ

Cập nhật ngày: 15 | 09 | 2020

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 48, sáng 15/9, với 100% đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia; dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.

Theo Baomoi.com

Trình bày Tờ trình về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Từ ngày 1/6/2019 đến ngày 31/5/2020, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp tổng số 23.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỗ trợ Tết Nguyên đán, cứu đói thời kỳ giáp hạt và viện trợ cho nhân dân Cuba. Đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện xong việc xuất cấp số gạo nêu trên, kịp thời giúp nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Do đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 274 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để mua bù tổng số 23.000 tấn gạo đã xuất cấp cứu trợ, viện trợ.

Về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tình hình dịch COVID - 19 diễn biến phức tạp, khó lường, nguồn vật tư, thiết bị y tế dự trữ thường xuyên tại các cơ sở y tế không đủ đáp ứng. Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cũng như chủ động đáp ứng yêu cầu khẩn cấp về y tế trong các tình huống đột xuất do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn và các tình huống quốc phòng, an ninh xảy ra trong tương lai, việc bổ sung thêm nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia là rất cần thiết.

Thẩm tra việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Việc xuất cấp 23.000 tấn gạo để cứu trợ nói trên là cần thiết, vì vậy, việc đề nghị bổ sung kinh phí như Tờ trình của Chính phủ là phù hợp với quy định của Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành quản lý, tổ chức mua bù và sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, có hiệu quả cao, đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến việc xem xét quyết định việc bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết: Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia, Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm 12 nhóm hàng, không có nhóm vật tư, thiết bị y tế. Trước tình hình dịch COVID -19, để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh cũng như yêu cầu khẩn cấp về y tế khi xảy ra các tình huống đột xuất trong tương lai, Ủy ban Tài chính- Ngân sách tán thành với việc cần thiết ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia. Việc bổ sung mặt hàng này đáp ứng được quy định của Luật Dự trữ quốc gia về mục tiêu dự trữ quốc gia, tiêu chí của mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thống nhất với quy định tại Điều 61 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là cần thiết, đồng thời cần thực hiện theo thủ tục rút gọn được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban bành nghị quyết, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện.

Qua thảo luận, một số đại biểu đề nghị, sau khi Nghị quyết được thông qua, Chính phủ quy định cụ thể Danh mục gồm các hàng hóa như thuốc phòng, chống dịch bệnh, hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, làm sạch môi trường, các thiết bị thiết yếu… đồng thời, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng vật tư, thiết bị y tế thuộc Danh mục này…

Theo chương trình, trong phiên làm việc sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh Thái Nguyên; việc bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 của Bộ Công an; cho ý kiến vào báo cáo công tác năm 2020 và kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán nhà nước.

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo Thái dứt ba tuần tăng liên tiếp nhưng vẫn trên 500 USD/tấn, cao hơn giá gạo Việt

7-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã giảm nhẹ, dứt chuỗi tăng trong ba tuần liên tiếp vì đồng baht giảm theo sau sự tự chức của Bộ trưởng Tài chính nước này. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng với cảnh báo thiếu hụt nguồn cung.

Tổng Giám đốc Công ty Trung An giải thích phát ngôn '90% người dân Việt Nam ăn gạo bẩn'

7-9-2020

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An giải thích rằng với ông, nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn VietGAP; GlobalGAP thì bị coi là “bẩn”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Sang tuần tới, chúng ta sẽ xuất lô gạo đầu tiên, là gạo ngon nhất sang thị trường châu Âu, giá cao!

5-9-2020

Nhấn mạnh các thành tích của nông nghiệp và cơ hội từ EVFTA, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng rất kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được xuất khẩu sang thị trường châu Âu - thị trường có tiềm năng rất lớn.

Chiến lược lúa gạo mới của Thái Lan: Nâng chất lượng và năng suất lúa lên 600 kg/rai

31-8-2020

Năng suất lúa của Thái Lan đang thấp hơn nhiều so với Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Thậm chí năng suất lúa của cường quốc xuất khẩu gạo này còn thấp hơn cả các nước láng giềng mới nổi như Myanmar, Lào, Campuchia và Malaysia.

Giá gạo Ấn Độ tiếp tục tăng nhưng vẫn thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo Việt, Thái Lan

1-9-2020

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tiếp tục đi lên, ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp khi người mua tìm tới nguồn cung giá rẻ hơn từ nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, vốn vẫn đang phải đối mặt với những trận lũ lụt và đại dịch COVID-19.

Xuất khẩu lô gạo đầu tiên có thuế 0% vào EU, giá hơn 1.000 USD/tấn

31-8-2020

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) đã xuất khẩu lô gạo đầu tiên vào vào EU sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực với thuế suất 0%, đặc biệt với giá lên đến hơn 1.000 USD/tấn.

Nhu cầu thế giới tăng cao, giá gạo xuất khẩu Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng

28-8-2020

Lợi thế về việc có sẵn nguồn cung và khả năng giao hàng nhanh giữa bối cảnh COVID-19 giúp gạo Việt Nam được các nhà nhập khẩu ưu tiên. Từ nay đến cuối năm, giá gạo của Việt Nam dự báo có thể tăng thêm bởi một số nước đang giảm xuất khẩu.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng 2020

28-8-2020

7 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo thu về 1,95 tỉ USD. Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo nước ta với 1,5 triệu tấn trị giá hơn 688 triệu USD.

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Pháp tháng 7/2020: Xuất khẩu gạo giảm hơn 70%

26-8-2020

Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Pháp 319 triệu USD giảm 16% so với tháng 6. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 2% đạt 138,7 triệu USD.

Giá gạo Việt Nam có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn

24-8-2020

Nguồn cung mỏng và hoạt động tích trữ gạo trong nước khiến nhiều thương lái dự đoán giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng cao trong những tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 10.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/8: Giá gạo quay đầu giảm

21-8-2020

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự biến động nhẹ khi giá gạo quay đầu giảm nhẹ ở mức 50 đồng/kg, riêng giá lúa giữ mức ổn so với ngày hôm qua.