LÚA GẠO

Có nên bỏ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?

Cập nhật ngày: 02 | 07 | 2020

VCCI kiến nghị bỏ điều kiện kinh doanh là bảo hành, bảo dưỡng ô tô, kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất, xuất khẩu gạo...

Theo Thanh niên

 

Xuất khẩu gạo, bảo dưỡng ô tô, kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất... được Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị nên bỏ khỏi danh mục kinh doanh dịch vụ có điều kiện trong tổng số 13 ngành nghề mà đơn vị này nêu ra.

Không hợp lý với doanh nghiệp?

Một trong những loại hình dịch vụ VCCI kiến nghị bỏ điều kiện kinh doanh là hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô do đây là dịch vụ thường đi kèm với dịch vụ bán hàng hoặc sản xuất ô tô.

VCCI cho rằng trong quan hệ này trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm thuộc về nhà sản xuất là chính chứ không phải là người bảo hành, bảo dưỡng. Nên xem hoạt động bảo hành, bảo dưỡng ô tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện là rất bất hợp lý.

Thứ hai là với xuất khẩu gạo. Theo VCCI, gạo là loại hàng hóa liên quan an ninh lương thực quốc gia, nên cần có các chính sách quản lý đặc thù là cần thiết. Song pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định để đảm bảo an ninh quốc gia, quốc phòng và các lợi ích công cộng liên quan sản phẩm gạo. Cụ thể, việc cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, các yêu cầu về dự trữ lưu thông... đã được quy định khá rõ trong Nghị định 109. Do đó, VCCI cho rằng yêu cầu về điều kiện đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo để đảm bảo lợi ích công cộng là chưa phù hợp.

Tương tự với kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, đây là một loại hoạt động trong quá trình kinh doanh chứ không phải một ngành nghề kinh doanh.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng Pháp chế của VCCI, cho rằng Nghị định 109 đã quy định rất rõ về vấn đề cân đối gạo dự trữ, xuất khẩu thế nào. Thế nên, cũng thật khó lý giải tại sao để xuất khẩu gạo thì thương nhân phải có những điều kiện về cơ sở vật chất với quy mô tối thiểu như trên? Và quy mô của DN thì giúp gì cho việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực. Hoặc với kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh, đối tượng cần kiểm soát ở đây là mỗi lần tạm nhập tái xuất của DN chứ không phải là bản thân DN ngay từ khi họ chưa gia nhập thị trường.

Thế nên, biện pháp kiểm soát, nếu cần, là hoạt động kiểm soát (qua thủ tục hải quan, vận chuyển chuyển khẩu) đối với từng lô hàng chứ không phải là điều kiện kinh doanh đối với DN thực hiện hoạt động tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh. "Đứng về góc độ thị trường, yêu cầu DN phải ký quỹ tại ngân hàng đồng nghĩa với việc một khoản tiền của DN sẽ bị "đóng băng" không sử dụng được. Đây là điều không hợp lý đối với bất kỳ DN nào, đặc biệt khi mục tiêu quản lý lại chưa rõ ràng", ông Tuấn nhấn mạnh.

Không có điều kiện, không có số liệu để quản lý

Ở góc độ DN, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - DN xuất khẩu gạo lớn tại tỉnh Tiền Giang, cho rằng các quy định mới liên quan hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 107/2018 đã là… thoáng lắm rồi, nay bỏ đi thì không còn số liệu gì để quản lý xuất khẩu gạo.

Ông Đôn phân tích: “Trước đây quy định DN xuất khẩu gạo phải có kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo… phù hợp với tiêu chuẩn, quy định của quốc gia về kho, nhà máy. Thế nhưng, Nghị định 107/2018 đã cho phép DN xuất khẩu không cần đầu tư, được thuê kho, cơ sở xay xát… để kinh doanh xuất khẩu gạo. Vấn đề là nếu không có các điều kiện tối thiểu này thì các địa phương, hiệp hội không có số liệu hoạt động mua bán xuất khẩu gạo của DN để báo cáo Bộ Công thương về số lượng các hợp đồng xuất khẩu, sản lượng tồn kho, thiếu hụt, giá cả tương đối bao nhiêu… Không có số liệu báo cáo, khi cần phải chạy quanh xin số liệu rất bị động. Thứ hai, nếu cắt bỏ hết các điều kiện, không có số liệu nên phát sinh cạnh tranh không lành mạnh, hoặc phá giá trong xuất khẩu gạo”.

"Hiện Trung Quốc đã sang Việt Nam kiểm tra các DN đăng ký xuất khẩu gạo đạt những tiêu chuẩn họ đặt ra mới cho xuất sang thị trường của họ. Tương tự với Philippines, vì vướng dịch Covid-19, nếu không họ cũng đã sang kiểm tra kho, nhà máy của DN Việt trong mấy tháng qua. Như vậy, các nước mua gạo của Việt Nam đang đặt ra một số điều kiện đối với nhà xuất khẩu, làm sao chúng ta lại bỏ đi hết, vậy gạo làm ra bán cho ai?", ông Đôn nói.

TIN TỨC KHÁC

ĐBSCL thu hoạch 184.000 ha lúa hè thu sớm, tăng 9,8% so với cùng kì năm 2019

1-7-2020

Hiện nay, lúa hè thu ở các địa phương phía Bắc đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến chắc xanh; ở các địa phương phía Nam đang vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng đến trỗ chín, cây lúa sinh trưởng và phát triển tương đối tốt.

Muốn ưu đãi thuế vào EU, doanh nghiệp gạo phải được xác nhận

30-6-2020

Đó là nội dung mà dự thảo “Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU để được hưởng ưu đãi hạn ngạch” đang được Bộ NN&PTNT lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ thông qua.

Philippines hủy kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo

29-6-2020

Báo chí Philippines đưa tin, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) – đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines (DTI) – đã hủy kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo thông qua hình thức G2G (liên Chính phủ), sau khi thảo luận với Bộ Nông nghiệp nước này (DA).

Giá tại Việt Nam giảm, tại Ấn Độ tăng

26-6-2020

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này giảm bởi nhu cầu mua chậm lại và lo ngại về chất lượng gạo vụ này, trong bối cảnh đang vụ thu hoạch lúa. Trong khi đó, giá gạo Ấn Độ tăng từ mức thấp nhất 2 tháng do nhu cầu mạnh lên từ các khách hàng Châu Phi.

Thái Lan thúc đẩy chiến lược sản xuất lúa gạo theo định hướng thị trường

24-6-2020

Chính phủ Thái Lan dự kiến thúc đẩy 7 sản phẩm gạo và phát triển giống lúa theo chiến lược sản xuất định hướng thị trường trong giai đoạn 2020-2024.

Giá gạo Việt Nam giao dịch ở mức thấp nhất trong hai tháng

22-6-2020

Nguồn cung ngày càng tăng đã gây sức ép lên giá gạo Việt Nam khiến giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng là 450 USD/tấn.

Việt Nam trúng thầu bán 60.000 tấn gạo cho Philippines

9-6-2020

Trong phiên mở thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo theo cơ chế liên Chính phủ (G2G) diễn ra hôm 8-6, Philippines chỉ mua được 189.000 tấn. Trong vai trò nhà cung ứng, Việt Nam trúng thầu bán được 60.000 tấn.

Thái Lan công bố lộ trình giá lúa gạo niên vụ 2020/2021

22-6-2020

Ủy ban Chính sách lúa gạo quốc gia vừa phê duyệt chương trình bảo lãnh giá gạo cho niên vụ 2020/21, với nguồn ngân sách dự kiến ​​85,2 tỷ bạt, (27,3 triệu USD).

Bộ trưởng Bộ Công Thương: 'Việt Nam có thể trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm nay'

17-6-2020

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điều hành xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đã bảo đảm được những yêu cầu quan trọng nhất là an ninh lương thực và mua giá tốt cho nông dân.

Vụ Hè-Thu sẽ có khoảng từ 2,3-2,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu

17-6-2020

Theo ước tính ban đầu về cơ cấu giống từ các tỉnh, sau khi trừ lượng lúa gạo dùng tiêu thụ trong nước thì lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu khoảng 2,3-2,5 triệu tấn.

Campuchia xuất khẩu gần 1 triệu tấn thóc sang Việt Nam từ đầu năm

16-6-2020

Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết, từ đầu năm đến nay, đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn thóc sang Việt Nam.

Gạo xuất khẩu tăng đột biến sau ‘lệnh’ được bán bình thường của Thủ tướng

15-6-2020

Sau hơn một tháng tạm ngưng (ngày 23-3-2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định cho phép xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ ngày 1-5-2020. Tháng đầu tiên (tháng 5-2020) được phép xuất khẩu bình thường đã giúp khối lượng gạo bán ra của Việt Nam tăng rất mạnh.