LÚA GẠO

Tình huống hiếm gặp, thế mạnh Việt khó khăn chưa từng có

Cập nhật ngày: 03 | 07 | 2019

Năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình. Thế nên, đầu 2019 và thời gian tới đây gạo Việt xuất khẩu - thế mạnh đem về tỷ USD sẽ chịu áp lực chưa từng có - bởi cung nhiều hơn cầu.

Xuất khẩu sang Trung Quốc tới 74%

Thống kê từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,76 triệu tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2018; trị giá khoảng 1,18 tỷ USD, giảm 20,4%. 

Giá gạo xuất khẩu trung bình 5 tháng đầu năm khoảng 427,5 USD/tấn, giảm khoảng 76,8 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2018.

Tại Hội nghị sơ kết xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 vừa diễn ra tại TP.HCM, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu gạo diễn biến bất lợi trong những tháng đầu năm 2019. Các thị trường nhập khẩu gạo lớn, truyền thống của Việt Nam như: Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh đều đồng loạt giảm. Vì thế, trong 5 tháng đầu năm 2019, ba thị trường này chỉ nhập của Việt Nam 239.000 tấn gạo, giảm hơn 83% so với cùng kỳ năm 2018 (1,44 triệu tấn). 

Tình huống hiếm gặp, thế mạnh Việt khó khăn chưa từng có
 
Các nước đã dự trữ đủ lượng gạo trong kho mình cần nên giá gạo nửa đầu năm 2019 giảm mạnh trên toàn cầu, gạo Việt bị ảnh hưởng nặng

Đáng chú ý, báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, 5 tháng đầu năm, Trung Quốc chỉ nhập từ Việt Nam gần 224 ngàn tấn gạo, trị giá hơn 111,3 triệu USD, giảm gần 74% so với cùng kỳ năm 2018. Trước đó, thị trường này từng là thị trường số 1 của gạo Việt Nam, chiếm hơn 40% thị phần thì nay xuống vị trí thứ 3, còn 8,1%.

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm của ngành nông nghiệp sáng 28/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm nay trong bức tranh chung nông sản toàn cầu đến giờ qua kết quả thống kê thì thấy giá tất cả các nhóm nông sản đều giảm từ 5-15% tùy nhóm. Trong đó đặc biệt là lúa gạo khi mặt hàng này giảm sâu, giảm nhiều trên tất cả các phân khúc.

Ông Cường cho rằng, lý do là vì khoảng cuối 2015 và nửa đầu năm 2016 các nước bị tác động của El Nino làm cho sản lượng lương thực chung toàn cầu, trong đó Việt Nam lần đầu tiên bị giảm 1 triệu tấn lương thực. Do đó, năm 2017, các nước buộc phải cân đối lại kho lương thực dự trữ, cùng với đó là sự thiếu hụt trên thực tế.

Kết quả, năm 2018 thị trường lúa gạo khởi sắc, sản lượng giao dịch thương mại cực kỳ lớn kéo theo giá cả cũng ổn định ở mức cao. Như giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 bình quân đạt hơn 500 USD/tấn - mức giá kỷ lục chưa bao giờ có.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng NN-PTNT, bức tranh ngành lúa gạo năm 2019 hoàn toàn trái ngược. Năm 2017-2018, các nước trên thế giới đều tích cực lấp đầy kho dự trữ của mình để đảm bảo an ninh lương thực nên đầu 2019 sẽ khó khăn bởi cung nhiều hơn cầu. Ngành gạo Việt xuất khẩu - thế mạnh đem về tỷ USD sẽ chịu áp lực chưa từng có khi các nước trước đây nhập khẩu nhiều, là thị trường lớn của ta -  giờ họ tự cân đối được.

“6 tháng đầu năm nay, giá lúa gạo trên thế giới, sản lượng thương mại đều giảm, đặc biệt giảm rất nhanh về giá bình quân. Vừa rồi gạo Việt xuất khẩu giá bình quân chỉ còn hơn 400 USD/tấn”, ông Cường chia sẻ.

Tình huống hiếm gặp, thế mạnh Việt khó khăn chưa từng có
Cần chuyển đổi một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hay sang nuôi trồng thủy sản

Chuyển hướng xuất khẩu gạo 

Để đối phó với tình hình trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giải pháp trước mắt là mở rộng thị trường mới, tập trung sang thị trường châu Phi, ASEAN nhằm bù đắp về sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cần cơ cấu ngay lại bộ giống lúa hè thu, thay thế các giống lúa sao cho phù hợp những nhóm thị trường trên. Đồng thời, cố gắng giảm giá thành sản xuất bằng cách áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học từ khâu giống, từ quy trình kỹ thuật, vật tư đầu vào đảm bảo sao cho giá không tăng nhưng lợi nhuận của người làm ra hạt lúa phải được thể hiện.

“Về lâu dài, chúng ta cần tổng rà soát lại, chủ trương tới đây giảm 500 ngàn ha đất lúa để chuyển sang đối tượng sản xuất nông nghiệp khác là thủy sản, trái cây hay những cây trồng cạn để phát triển chăn nuôi. Từ đó sẽ giảm áp lực về sản lượng lúa gạo, tạo sinh kế mới. Chứ lúa gạo cứ thừa như thế này thì hiệu quả rất kém”, Bộ trưởng Cường nói.

Ngoài những giải pháp trên, ông Cường cũng yêu cầu tập trung vào công tác chế biến sâu hơn nữa. Bởi, chuỗi giá trị gạo không chỉ là hạt gạo mà còn các sản phẩm phụ như trấu, cám, dầu. Kể cả sản phẩm gạo cũng phải đa dang như gạo hữu cơ, gạo dược liệu,... Có như vậy mới đem lại hiệu quả.

Trước đó, đại diện Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) cũng cho rằng cần chuyển đổi một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hay sang nuôi trồng thủy sản. Theo vị này, thị trường gạo trên thế giới hiện không còn nhiều dư địa như các ngành trái cây, thủy sản. Trong khi, nhiều nước trước kia nhập khẩu với số lượng lớn nay đã tự cung tự cấp, thậm chí lượng gạo xuất khẩu của các nước này còn tăng mạnh trong 1-2 năm trở lại đây.

(Theo Vietnamnet)

TIN TỨC KHÁC

Tình hình sinh vật gây hại lúa (trong tuần 4 của tháng 6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới

2-7-2019

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh vật gây hại lúa trong tuần 4 của tháng 6/2019 (từ ngày 21/6/2019 đến ngày 27/6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới cụ thể như sau:

Tình hình sinh trưởng của lúa (tuần 4 tháng 6/2019)

1-7-2019

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh trưởng của lúa trong tuần 4 của tháng 6/2019 (từ ngày 21/6/2019 đến ngày 27/6/2019) cụ thể như sau:

Thị trường xuất khẩu gạo châu Á chưa thể khởi sắc vì thiếu các đơn hàng mới

17-6-2019

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ và Việt Nam giảm trong tuần này do nhu cầu yếu trong khi đồng baht mạnh khiến nguồn cung từ Thái Lan giảm sức cạnh tranh ngay cả khi nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới đang trật vật để tìm đơn hàng mới.

Việt Nam mở cửa thị trường gạo cho doanh nghiệp Trung Quốc

21-5-2019

Hiệp hội Lương thực và các doanh nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc đã làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vào sáng ngày 6/5 trong chuỗi các hoạt động xúc tiến thương mại gạo.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Philippines: Những tín hiệu trái chiều

20-5-2019

Với việc luật tự do hóa nhập khẩu gạo được thông qua, có khả năng trong năm 2019 lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể tăng mạnh lên mức cao kỷ lục 4 triệu tấn. Còn tại Trung Quốc, việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

Quyết định của Mỹ về nhập khẩu dầu Iran có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngành gạo basmati Ấn Độ

16-5-2019

Với tỉ trọng xuất khẩu gạo basmati sang Iran, bất kì sự điều tiết nào về doanh số bán hàng trên thị trường này đều có thể có tác động giảm giá đối với gạo basmati trên toàn cầu.

Bờ Biển Ngà cấm nhập khẩu gạo từ Olam trong 1 năm

15-5-2019

Bộ Thương mại Bờ Biển Ngà cho biết quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu gạo từ công ty thương mại hàng hoá Olan International, có trụ sở tại Singapore, trong vòng 1 năm sau vụ tiêu huỷ 18.000 tấn gạo hỏng.

Sacombank cho vay hỗ trợ kinh doanh lúa gạo

14-5-2019

Ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh tiến độ giải ngân các gói vay phục vụ sản xuất, thu mua và tiêu thụ lúa gạo.

Sớm chính quy hóa sản xuất lúa gạo

13-5-2019

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và doanh nghiệp đã vào cuộc quyết liệt để tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

9-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn

8-5-2019

Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á từ mức 100.000 tấn hiện tại, theo ông U Khin Maung Lwin, Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar.

Thương hiệu gạo Việt

7-5-2019

Dự thảo đề cương quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đề ra mức kinh phí để thực hiện lên đến cả trăm tỉ đồng, trong đó, bao gồm việc xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, dù đã chính thức được công bố khá lâu, nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được triển khai cho doanh nghiệp sử dụng.