LÚA GẠO

Quyết định của Mỹ về nhập khẩu dầu Iran có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngành gạo basmati Ấn Độ

Cập nhật ngày: 16 | 05 | 2019

Với tỉ trọng xuất khẩu gạo basmati sang Iran, bất kì sự điều tiết nào về doanh số bán hàng trên thị trường này đều có thể có tác động giảm giá đối với gạo basmati trên toàn cầu.

Thông báo gần đây về việc chấm dứt miễn trừ cho phép Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, mặc dù đã áp dụng lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran, của chính quyền Mỹ trong tuần cuối của tháng 5 đã dẫn đến sự không chắc chắn về việc nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ quốc gia Trung Đông.

Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, gồm cả gạo basmati, của nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Theo nhà xuất khẩu gạo Kohinoor Foods, Iran vẫn luôn thiếu 2 triệu tấn gạo mỗi năm, và sẽ mua 1 triệu tấn từ Ấn Độ và phần còn lại từ Thái Lan và nhà sản xuất địa phương.

Với qui mô xuất khẩu gạo basmati sang Iran, sự gián đoạn trong việc bán hàng cho thị trường này có thể có tác động bất lợi nghiêm trọng đến ngành gạo basmati, Công ty tư vấn quản lý ICRA (Ấn Độ) hôm 25/4 cho biết.

Ông Deepak Jotwani, Trợ lý Phó Chủ tịch ICRA, nhận định: "Iran vẫn là điểm đến xuất khẩu chính của gạo Basmati Ấn Độ và sự tập trung của ngành gạo đối với Iran chỉ được gia tăng trong năm 2019. 

Việc ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran có thể dẫn đến vấn đề về thu hồi những khoản nợ còn tồn đọng đối với các hợp đồng xuất khẩu gạo basmati đã được thực hiện, cản trở tình hình tài chính cho nhà xuất khẩu.

Hơn nữa, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến toàn ngành và thậm chí cả những thành phần không xuất khẩu sang Iran. 

Với tỉ trọng xuất khẩu gạo basmati sang Iran, bất kì sự điều tiết nào về doanh số bán hàng trên thị trường này đều có thể có tác động giảm giá đối với gạo basmati trên toàn cầu. 

Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của ngành, đặc biệt khi xem xét rằng giá của nguyên liệu thô, tức là lúa basmati đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, dẫn đến những người tham gia ngành phải gánh chi phí hàng tồn kho cao. 

Quyết định của Mỹ về nhập khẩu dầu Iran có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngành gạo basmati Ấn Độ - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Ngoài ra, lập trường chính sách của chính phủ về thương mại với Iran, sau khi lệnh miễn trừ trừng phạt kết thúc, sẽ có tác động mạnh mẽ đến triển vọng của ngành gạo basmati trong tài khóa hiện tại". 

Iran vẫn là nhà nhập khẩu gạo basmati lớn nhất từ Ấn Độ trong những năm gần đây, chiếm 32% tổng xuất khẩu gạo basmati từ Ấn Độ trong 11 tháng của năm tài chính 2019. 

Trong giai đoạn này, Iran đã nhập khẩu gạo basmati trị giá 92,04 tỉ rupee (tương đương 1,27 triệu tấn), tăng đáng kể so với 58,3 tỉ rupee (880.000 tấn) trong năm 2014. 

Sự gia tăng nhu cầu từ Iran được cho là vì Iran muốn mua trước Iran khi hoạt động thương mại toàn cầu của họ trở nên không chắc chắn trong bối cảnh Mỹ áp lệnh trừng phạt vào tháng 11/2018. 

Chính quyền Washington đã miễn trừ cho 8 nền kinh tế trong đó có Ấn Độ, theo đó cho phép họ tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran. 

Cơ chế thanh toán tránh lệnh trừng phạt

Chính phủ Ấn Độ, để tuân thủ điều kiện cấm chuyển tiền trực tiếp sang Iran, đã đưa ra cơ chế thanh toán bằng đồng rupee và xác định hai ngân hàng - IDBI Bank và UCO Bank. 

Theo cơ chế này, các nhà lọc dầu Ấn Độ nhập khẩu dầu thô từ Iran, gửi khoản thanh toán tương tự bằng đồng rupee trong các tài khoản kí quĩ được mở tại hai ngân hàng này. 

IDBI Bank và UCO Bank sử dụng khoản tiền này để giải phóng các khoản thanh toán cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ, vốn đang xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu như nông sản, dược phẩm … dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu gạo basmati sang Iran từ tháng 12/2018 trở đi.

Giá trị xuất khẩu gạo trong 3 tháng (tháng 12/2018 - tháng 2/2019) đạt 36,8 tỉ rupee, so với 55,28 tỉ rupee trong giai đoạn 8 tháng (tháng 4 - 11/2018) trong năm tài chính 2019.

Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy việc gia hạn miễn trừ; tuy nhiên, trong trường hợp không thể, quốc gia này có thể ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran. 

Trong trường hợp không có đủ hàng nhập khẩu từ Iran, việc thu hồi thanh toán cho xuất khẩu các mặt hàng như gạo basmati, đối mặt với sự không chắc chắn cao. 

Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Iran trị giá 700 tỉ rupee trong năm 2018, trong khi tổng xuất khẩu là khoảng 170 tỉ rupee.

Xuất khẩu chè Ấn Độ sang Iran có thể cũng bị ảnh hưởng

Theo các công ty và hiệp hội thương mại, triển vọng xuất khẩu chè của Ấn Độ sang Iran cũng ảm đạm dưới tác động của việc chấm dứt lệnh miễn trừ của Mỹ.

Ấn Độ hàng năm xuất khẩu 30 triệu kg chè sang Iran.

Nhu cầu của Iran đối với các loại trà Ấn Độ chính thống đã tăng rất mạnh từ đầu mùa vụ mới, bắt đầu vào tháng 4.

 

TIN TỨC KHÁC

Bờ Biển Ngà cấm nhập khẩu gạo từ Olam trong 1 năm

15-5-2019

Bộ Thương mại Bờ Biển Ngà cho biết quốc gia này sẽ cấm nhập khẩu gạo từ công ty thương mại hàng hoá Olan International, có trụ sở tại Singapore, trong vòng 1 năm sau vụ tiêu huỷ 18.000 tấn gạo hỏng.

Sacombank cho vay hỗ trợ kinh doanh lúa gạo

14-5-2019

Ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh tiến độ giải ngân các gói vay phục vụ sản xuất, thu mua và tiêu thụ lúa gạo.

Sớm chính quy hóa sản xuất lúa gạo

13-5-2019

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành chức năng và doanh nghiệp đã vào cuộc quyết liệt để tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

9-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn

8-5-2019

Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á từ mức 100.000 tấn hiện tại, theo ông U Khin Maung Lwin, Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar.

Thương hiệu gạo Việt

7-5-2019

Dự thảo đề cương quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đề ra mức kinh phí để thực hiện lên đến cả trăm tỉ đồng, trong đó, bao gồm việc xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, dù đã chính thức được công bố khá lâu, nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn chưa được triển khai cho doanh nghiệp sử dụng.

Mời Đoàn DN NK gạo Trung Quốc tham gia các hoạt động XTTM gạo

6-5-2019

Vinanet - Bộ Công Thương đã mời 04 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam.

Thị trường gạo châu Á biến động trái chiều trong tuần qua

4-5-2019

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần này khi nhu cầu khởi sắc, trong khi hoạt động thu mua ở nước ngoài yếu hơn đã ảnh hưởng tới giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ.

Philippines gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch, cơ hội hay thách thức đối với gạo Việt Nam?

3-5-2019

Việc Philippines ban hành Đạo luật số 11203 chuyển đổi cơ chế hạn ngạch sang cơ chế thuế hóa đối với việc nhập khẩu mặt hàng gạo tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam về tiếp cận thị trường gạo Philippines. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép cạnh tranh.

Tiền Giang: Giá lúa gạo tăng mạnh, thương lái dự trữ lãi cao

3-5-2019

Những ngày gần đây, giá lúa gạo tại tỉnh Tiền Giang tăng cao khiến doanh nghiệp, thương lái và người nông dân phấn khởi.

Chủ tịch Lộc Trời lý giải vì sao lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc giảm đến 30%

2-5-2019

Lượng gạo xuất khẩu qua Trung Quốc của Lộc Trời giảm mạnh tới 30% từ đầu năm đến nay. Cùng lúc đó, chi phí xuất khẩu cũng tăng 30%, và vấn đề nợ ngân hàng cũng trở nên khó khăn hơn.

Myanmar định giá sàn gạo vì nhu cầu giảm

18-4-2019

Hôm 1/4, các thương nhân Myanmar đã quyết định đặt ra mức giá sàn cho gạo vì nhu cầu giảm.