LÚA GẠO

Bangladesh có thể quay lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo

Cập nhật ngày: 07 | 06 | 2018

Bangladesh có thể quay trở lại chính sách áp thuế 28% đối với nhập khẩu gạo để hỗ trợ nông dân nội địa khi sản lượng lúa vụ hè dự báo sẽ vượt mục tiêu đề ra, theo hai nhà chức trách phát biểu trong ngày 6/6. Việc áp thuế này có thể làm giảm nhập khẩu, đặc biệt là từ nước láng giềng Ấn Độ, vốn là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017 sau khi sản xuất lúa gạo Bangladesh thiệt hại nặng nề do lũ lụt.

Bangladesh đã giảm thuế nhập khẩu gạo hai lần trong năm 2017, từ 28% xuống 2% sau khi giá gạo nội địa tăng lên mức cao kỷ lục. “Hiện thuế nhập khẩu gạo của Bangladesh chỉ ở mức 2% và cần phải được nâng lên để bảo vệ lợi ích cho nông dân khi giá gạo trên thị trường nội địa bắt đầu giảm”, theo một nhà chức trách Bangladesh phát biểu.

Theo ông Mohammad Mohsin, lãnh đạo cơ quan khuyến nông quốc gia, sản lượng gạo Bangladesh trong vụ hè có thể đạt 19,7 triệu tấn, vượt mục tiêu đề ra của chính phủ ở mức 19 triệu tấn. Sản lượng gạo cả niên vụ 2018/19 của Bangladesh dự báo phục hồi lên mức 34,7 triệu tấn, tăng 6,3% so với niên vụ trước, theo ước tính của USDA tại Bangladesh. “Mức thuế nhập khẩu gạo có thể tăng lên 28%”, một nhà chức trách khác cho biết thêm việc thông báo về tăng thuế nhập khẩu gạo có thể sớm được công bố trong ngân sách nhà nước cho năm tài khóa 2018/19. Năm 2017, thuế nhập khẩu gạo giảm đã thúc đẩy các nhà giao dịch tư nhân tham gia nhập khẩu, với phần lớn lượng nhập khẩu bằng đường bộ từ nước láng giềng Ấn Độ.

Từ tháng 7/2017 – 4/2018, nhập khẩu gạo của Bangladesh đạt mức cao kỷ lục 3,7 triệut ấn gạo, dữ liệu của Bộ Thực phẩm Bangladesh cho hay. “Tăng thuế sẽ ảnh hưởng mạnh nhất tới Ấn Độ. Năm 2017, các nhà xuất khẩu miền Đông Ấn Độ hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu cao từ Bangladesh”, theo một nhà giao dịch tại Mumbai nhận định. “Hiện giá gạo Ấn Độ đang trở nên đắt đỏ đối với các nhà nhập khẩu Bangladesh và hoạt động giao dịch gạo giữa hai nước sẽ chậm lại”.

Bangladesh sẽ hủy đơn hàng nhập khẩu 150.000 tấn gạo với Ấn Độ do chậm trễ giao hàng, theo ông Badrul Hasan, lãnh đạo cơ quan chịu trách nhiệm thu mua ngũ cốc của Bangladesh cho hay. Thỏa thuận nhập khẩu gạo trên với Liên đoàn Marketing HTX Nông nghiệp Quốc gia Ấn Độ (NAFED) được ký kết vào tháng 12/2017 với mức giá 440 USD/tấn, khi chính phủ Bangladesh vẫn đang ráo riết thu mua để tăng cường các kho dự trữ đang cạn kiệt và giải quyết vấn đề giá gạo nội địa cao kỷ lục.

Tuy nhiên, Bangladesh đã nhập khẩu 100.000 tấn gạo từ một cơ quan nhà nước Ấn Độ khác là PEC với giá 455 USD/tấn. Nước này cũng nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ Việt Nam và 100.000 tấn gạo từ Myanmar, cùng với 450.000 tấn gạo nhập khẩu thông qua đấu thầu công khai.

Theo Reuters (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Rủi ro khủng hoảng ngành gạo vì biến đổi khí hậu gia tăng

7-6-2018

Gạo sẽ kém dinh dưỡng hơn khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của hàng tỷ người phụ thuộc vào cây trồng này làm nguồn lương thực chính, một nghiên cứu mới cho thấy.

Ai Cập bắt đầu nhập khẩu gạo sau khi giảm sản xuất nội địa

6-6-2018

Theo thủ tướng Ai Cập Sherif Ismail, Ai Cập sẽ bắt đầu nhập khẩu gạo – loại ngũ cốc mà nước này thường có thặng dư – và “kiểm soát thị trường”. Tuyên bố này đưa ra 1 tháng sau chiến dịch cắt giảm sản xuất nội địa.

Mỹ phát triển thành công giống lúa gạo thơm mới, Thái Lan lo ngại cạnh tranh tăng

6-6-2018

Chính phủ Thái Lan vừa phê chuẩn đợt đấu giá lô gạo đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm cuối cùng, tổng cộng là 43.700 tấn với giá trị 534 triệu Baht (16,7 triệu USD) cho 9 nhà thầu sau khi hoãn đấu giá gần 1 năm. Các lô gạo này bao gồm 24.000 tấn gạo trắng 5% tấm, 7.000 tấn gạo 100% Hom Mali và 6.000 tấn gạo thơm đặc sản. Phần còn lại bao gồm gạo nếp, gạo tấm trắng và gạo thơm Hom Mali.

Cuộc khủng hoảng gạo? Những người nghèo nhất châu Á đối mặt với thiếu hụt dinh dưỡng do CO2

5-6-2018

Mức tập trung CO2 trong khí quyển đang tăng sẽ tác động tiêu cực tới hàm lượng protein, vi chất dinh dưỡng, và vitamin trong gạo, có thể gây những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho các nước phụ thuộc vào gạo và nghèo nhất tại châu Á.

Giá gạo Ấn Độ tăng nhờ các hợp đồng mới, bất chấp Bangladesh hủy hợp đồng

1-6-2018

Giá gạo Ấn Độ tăng nhờ các hợp đồng mới, bất chấp Bangladesh hủy hợp đồng

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất 4 năm

28-5-2018

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đột ngột chững lại sau 7 tuần tăng liên tiếp; giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Giá lúa gạo tăng nhẹ trong tháng 5 nhờ nhu cầu tiêu thụ tốt

31-5-2018

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp cho biết, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ trong tháng 5. Trong khi giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm cũng tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu gạo đang đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá

31-5-2018

Sau khi tăng mạnh lập đỉnh kỷ lục, giá lúa gạo nội địa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng chững lại trong vòng một tuần gần đây. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giá khá cao, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá.

Philippines có thể NK 1,4 triệu tấn gạo trong năm nay

28-5-2018

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong năm nay, Philippines có thể sẽ phải NK tới 1,4 triệu tấn gạo.

Việt Nam trúng thầu xuất khẩu gạo Japonica sang Hàn Quốc

29-5-2018

Tập đoàn Tân Long đã trúng 3 gói thầu xuất khẩu 50.000 tấn gạo Japonica cho Cty Nông, Thủy sản Hàn Quốc (gọi tắt là aT), tương đương 70% số lượng mở thầu lần này.

Xuất khẩu gạo nhiều tín hiệu tốt nhưng vẫn tiềm ẩn khó khăn

17-5-2018

Theo thông tin từ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo, nhu cầu nhập khẩu gạo của một số thị trường truyền thống đã giúp xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đầu năm đến nay diễn biến khá thuận lợi.

Philippines phê chuẩn hạn ngạch nhập khẩu gạo 805.200 tấn

30-5-2018

Cơ quan phụ trách thu mua ngũ cốc quốc gia của Philippines NFA đã phê chuẩn cho các thương nhân Philippines hạn ngạch nhập khẩu lên tới 805.200 tấn gạo theo cơ chế hạn ngạch cấp hàng năm, nhằm tăng cường nguồn cung nội địa và giữ giá gạo trong tầm kiểm soát.