LÚA GẠO

Thái Lan, Ấn Độ có thể mất 8 triệu USD mỗi ngày do Nigeria cấm nhập khẩu gạo

Cập nhật ngày: 05 | 01 | 2018

Thái Lan và Ấn Độ, các nhà cung cấp gạo lớn nhất của Nigeria, có thể mất hơn 8 triệu USD mỗi ngày khi Nigeria lên kế hoạch cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018.

Tổng thống Nigeria Buhari hadm trong thông điệp đầu năm 2018 tuyên bố Nigeria sẽ ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2018. Một báo cáo ước tính giá trị nhập khẩu gạo hàng này của nước này lên dến 8 triệu USD. Bên cạnh đó, số liệu thống kê từ Liên bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp Nigeria (FMARD) cho thấy chính phủ vốn đã giảm hạn ngạch nhập khẩu gạo cho các nhà nhập khẩu để chuẩn bị cho nguồn cung lúa gạo nội địa được dự báo đạt mức cao trong năm nay. Thông điệp về ngừng nhập khẩu gạo của Nigeria có thể gây lo lắng cho thị trường gạo thế giới do nước này hiện là một nước nhập khẩu gạo lớn.

Tại châu Phi, Nigeria vừa là nước sản xuất gạo lớn nhất, đồng thời là nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên toàn châu lục. Năm 2016, người giàu nhất châu Phi Aliko Dangote tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất gạo tại Nigeria để sản xuất 1 triệu tấn gạo đồ trong 5 năm tới, tương đương 16% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sáng kiến đầu tư ngành gạo của ông Dangote bao gồm cung cấp các vật tư đầu vào như giống và phân bón, kèm theo tập huấn cho gần 50.000 nông dân quy mô nhỏ và vừa, đổi lại, nông dân sẽ cung cấp đất và lao động cho dự án.

Một tổ chức lớn khác trong chuỗi sản xuất là tập đoàn TGI có trụ sở tại Lagos, hiện đang vận hành một nhà máy chế biến gạo có công suất 120.000 tấn và Olam Nigeria, công ty con của Olam International có trụ sở tại Singapore, cũng có kế hoạch tăng sản xuất gạo.

Ngoài ra, chính phủ cũng triển khai một số chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, như chương trình cho vay Anchor trị giá 300 triệu USD của CBN, triển khai năm 2015, cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ đầu vào cho hàng trăm ngàn nông dân sản xuất nhỏ.

Ngoài ra, WB cũng đang hỗ trợ chiến lược chuyển đổi nông nghiệp của chính phủ Nigeria với khoản vay 200 triệu USD để hỗ trợ sản xuất gạo quy mô nhỏ và vừa. Chiến lược tự cung tự cấp gạo của chính phủ có vẻ đang có hoạt động.

Phản hồi lại tuyên bố cấm nhập khẩu gạo trong năm 2018 của tổng thống, giám đốc điều hành cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn Mahmoud Daneji cho rằng, chính phủ có thể có kế hoạch đầy tham vọng nhưng nhiều nông dân sản xuất nhỏ, đang sản xuất đến hơn 90% nguồn cung thực phẩm của Nigeria lại đang đối diện với nhiều khó khăn để duy trì nguồn cung như hiện nay. Những khó khăn lớn nhất bao gồm tiếp cận giống lúa chất lượng cao, phân bón, hệ thống khuyến nông hoạt động hiệu quả và tiếp cận tín dụng. Ông cho biết thêm, bất chấp hàng loạt sáng kiến đang triển khai nhằm tăng sản lượng, nông dân vẫn đang phải làm việc tay chân trên đồng ruộng thiếu hệ thống thủy lợi, sống tại những khu vực đi lại khó khăn, hạn chế tiếp cận thị trường và tự mình đối mặt với mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng tăng. “Trong khảo sát thực hiện năm 2016, nông dân chỉ ra phân bón là vấn đề lớn nhất của họ hiện nay, bất chấp chương trình hỗ trợ vật tư đầu vào của chính phủ diễn ra từ lâu. Gần 74% nông dân cho biết họ không biết đến các chính sách của chính phủ đang triển khai hỗ trợ họ”. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng các chương trình chính sách của chính phủ chỉ nhằm các mục tiêu chính trị.

Theo New Telegraph (gappingworld.com)

TIN TỨC KHÁC

Giá gạo Ấn Độ tăng do thương nhân Bangladesh mua mạnh

5-1-2018

Giá gạo Ấn Độ tăng trong tuần này do nhu cầu xuất khẩu sang Bangladesh tăng cao và đồng Rupee tăng giá; trong khi các thương nhân Thái Lan đang hướng hy vọng vào các thỏa thuận với Sri Lanka khi sản xuất lúa gạo của nước này bị hạn hán gây thiệt hại nặng.

Nông dân trồng lúa Philippines có thể mất 4 tỷ USD do hội nhập toàn diện kinh tế ASEAN

5-1-2018

Theo nghiên cứu gần đây của OECD, nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD do cơ chế thương mại phi thuế đối với gạo trong nội khối ASEAN. Nghiên cứu thực hiện dựa trên 2 kịch bản đến năm 2025: cơ chế thương mại phi thuế và thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn. Trong kịch bản thương mại phi thuế, nông dân trồng lúa Philippines sẽ chịu thiệt hại sản xuất ít nhất 2,082 tỷ USD; trong khi theo cơ chế thị trường nội khối mở cửa hoàn toàn, mức thiệt hại sẽ lên đến 3,966 tỷ USD.

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

3-1-2018

Iran cấm đăng ký đơn hàng nhập khẩu gạo

Xuất khẩu gạo Campuchia năm 2017 thắng lợi

3-1-2018

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Campuchia, xuất khẩu gạo của nước này tăng hơn 17% trong năm 2017 lên 635.600 tấn, so với kim ngạch 542.000 tấn trong năm 2016.

Xuất khẩu gạo Thái Lan cao kỷ lục trong năm 2017

30-12-2017

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, với mức tăng 14,77% lên ít nhất 11,25 triệu tấn tính đến ngày 27/12. Giá xuất khẩu gạo thơm jasmine Thái, hay gạo Hom Mali, rất được ưa chuộng tăng vượt mốc 1.000 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2017 vượt kỳ vọng

30-12-2017

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 12 ước đạt khoảng 400.000 – 450.000 tấn, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong cả năm 2017 lên khoảng 5,9 – 6 triệu tấn, tăng hơn 1 triệu tấn so với xuất khẩu gạo năm 2016.

Bangladesh mua 200.000 tấn gạo theo hợp đồng G2G

30-12-2017

Bangladesh mua 200.000 tấn gạo theo hợp đồng G2G

Thị trường gạo trầm lắng vào cuối năm – Bangladesh chờ Ấn Độ giao gạo

28-12-2017

Các thị trường gạo tại các trung tâm sản xuất – tiêu dùng lúa gạo lớn của châu Á đều im ắng trong tuần này, với rất ít giao dịch; trong khi đó, Bangladesh đang chờ các lô hàng gạo giao từ Ấn Độ theo một phần thỏa thuận thông báo trước đó.

Campuchia lựa chọn loại lúa tốt nhất

29-12-2017

Liên đoàn gạo Campuchia (CRF) đã lựa chọn 3 giống lúa tốt nhất Campuchia trong cuộc thi thường niên tổ chức lần thứ hai. Sen kro ob (một giống lúa thơm), phka romduol (cũng thường được gọi với tên phka malis, hay gạo jasmine Campuchia), và một giống lúa IR đã được bình chọn vào nhóm ba giống lúa tốt nhất năm 2017 của Campuchia.

Thái Lan triển khai chiến dịch xúc tiến thương mại gạo chất lượng cao

28-12-2017

Bộ Thương mại Thái Lan đang triển khai một chiến dịch mới mang tên “Think Rice: Think Thailand”, nhằm xúc tiến xuất khẩu gạo chất lượng cao, thay vì tập trung vào gạo thương phẩm thông thường, theo tuyên bố chính thức của thứ trưởng Bộ Thương mại Chutima Bunyapraphasara. Bà cho biết chiến dịch này sẽ bắt đầu từ năm 2018 khi một dự án thử nghiệm để tăng xuất khẩu gạo cao cấp thêm khoảng 200.000 tấn trong 6 tháng đến 1 năm.

Sản lượng gạo của Philippines được dự báo tăng trong niên vụ 2017-18

28-12-2017

Theo dự báo của USDA, sản xuất gạo của Philippines trong niên vụ 2017-18 sẽ tăng do các hạn chế định lượng đối với nhập khẩu gạo, vốn dự kiến hết hiệu lực vào ngày 30/6/2017, vẫn được duy trì khi nước này không sửa đổi các hạn chế định lượng này như hạn định.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2017 giảm 20,1%, gạo tăng 21,9%

28-12-2017

Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2017 giảm 20,1%, gạo tăng 21,9%