THUỶ HẢI SẢN

Các khuynh hướng trái ngược trên thị trường cá ngừ đóng hộp toàn cầu

Cập nhật ngày: 18 | 01 | 2017

Xuất khẩu Trong nửa đầu năm 2016, 6 nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới theo thứ tự là: Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Indonesia và Mauritius. So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm từ Thái Lan (-3,4%) và Mauritius (-3,6%), nhưng tăng từ Ecuador (+3,6%), Tây Ban Nha (+6,8%), Trung Quốc (+15,7%), và Indonesia (+4,6%).

Xuất khẩu

Trong nửa đầu năm 2016, 6 nước xuất khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới theo thứ tự là: Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Indonesia và Mauritius. So với cùng kỳ năm 2015, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm từ Thái Lan (-3,4%) và Mauritius (-3,6%), nhưng tăng từ Ecuador (+3,6%), Tây Ban Nha (+6,8%), Trung Quốc (+15,7%), và Indonesia (+4,6%).

Khuynh hướng phổ biến trong nửa đầu năm 2016 là các nhà xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rời bỏ dần các thị trường lớn, truyền thống phương Tây có tăng trưởng xuất khẩu cao hơn các nhà xuất khẩu vẫn chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống. Thực vậy, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Inodnesia hưởng lợi từ cách tiếp cận này khi tăng xuất khẩu 10% sang EU, 18% sang Saudi Arabia, 60% sang Ai Cập, 640% sang UAE, 155% sang Jordan và 120% sang Oman trong cùng kỳ so sánh.

Nhập khẩu

Các khuynh hướng trái ngược tiếp tục diễn ra trên thị trường cá ngừ đóng hộp tương lai. Thiếu nhu cầu triền miên tại Mỹ và các thị trường Tây Âu trong nửa đầu năm 2016 nhưng nhu cầu nhập khẩu tăng tại các thị trường nhỏ hơn tại Đông Âu, Trung Đông, Đông Nam Á cũng như Mỹ Latin nhờ giá ở mức hợp túi tiền.

Trong nửa đầu năm 2016, nhập khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp từ các nước ngoại khối EU 27 duy trì ở mức thấp 249.000 tấn do nhu cầu cá ngừ cooked loin của các nhà chế biến cá ngừ châu Âu giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp cho tiêu dùng trực tiếp tăng trong giai đoạn này. Theo thứ tự, các nhà cung cấp cá ngừ đóng hộp lớn nhất cho thị trường EU ở ngoài khối này là: 62.850 tấn từ Ecuador (+20%), 26.400 tấn từ Seychelles (+16%), 26.000 tấn từ Mauritius (-6%), 21.000 tấn từ Thái Lan (-13,4%) và 19.000 tấn từ Philippines (-16%).

Nhìn chung, khuynh hướng nhập khẩu cá ngừ chế biến và cá ngừ đóng hộp tại Mỹ tiếp tục giảm với lượng nhập khẩu giảm 8,4% trong nửa cuối đầu năm 2016. Trong các nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này, nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp đều giảm, trừ Thái Lan. Nhập khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp của Canada cũng giảm 0,3%.

Mỹ

Nhu cầu cá ngừ chế biến/đóng hộp trong mùa hè đáng thất vọng, phản ánh trong mức nhập khẩu nửa đầu năm 2016 ở mức thấp kỷ lục. Ngoài trừ nhập khẩu cá ngừ sọc vằn ngâm dầu, tất cả các dòng sản phẩm nhập khẩu đều giảm. Nhập khẩu cooked loin (HS160414), chiếm 35% tổng nhập khẩu cá ngừ chế biến/đóng hộp, giảm 6% xuống còn 32.700 tấn.

EU

Nhập khẩu cooked loin của Tây Ban Nha giảm 14% trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. Nhập khẩu của Pháp cũng giảm trong cùng kỳ so sánh. Do đó, tổng nhập khẩu cá ngừ cooked loin của EU giảm 4,8% xuống còn 68.900 tấn. Đáng chú ý, nhu cầu cá ngừ đóng hộp trong mùa hè năm 2016 tại các thị trường Bắc Âu giảm do thời tiết mưa nhiều và lạnh bất thường trong suốt những tháng mùa hè. Trong số các thị trường nhập khẩu lớn nhất, chỉ nhập khẩu của Anh tăng 13%, nhờ nhu cầu đối với cá ngừ khai thác từ Maldives tăng.

Tại Đức, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 15% trong nửa đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. Trong số các nước chuyên trung chuyển thương mại, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Hà Lan tăng 21% trong cùng kỳ so sánh lên 23.000 tấn, trong khi nhập khẩu của Bỉ giảm 12,5% trong cùng kỳ so sánh do dự trữ nội địa dồi dào. Áo và Ba Lan cũng như một số nước thành viên EU tại Đông Âu như Séc, Romania và Slovenia tăng nhẹ.

Các thị trường khác

Về lượng nhập khẩu, Ai Cập, Nhật Bản, Úc và Canada là 4 thị trường nhập khẩu cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới sau EU và Mỹ. Nhật Bản và Úc thường nhập khẩu cá sản phẩm giá trị cao hơn, nhưng do đồng đôla Úc yếu đi, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp vào thị trường này giảm. Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Nhật Bản tăng 7,4% lên 30.000 tấn trong cùng kỳ báo cáo, nhưng giảm 3,3% tại Ai Cập trong 5 tháng đầu năm 2016, và giảm 12,6% tại Úc, giảm 0,3% tại Canada.

Nhu cầu cá ngừ đóng hộp tăng tại các thị trường Đông Á như Malaysia, Singapore, cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Giá giảm đã hỗ trợ cầu cá ngừ chế biến từ Thái Lan tại các thị trường ngách của khu vực như Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan và Nepal. Tại Mỹ Latin, nhập khẩu cá ngừ đóng hộp tăng tại Argentina, Mexico và Peru nhưng giảm tại Chile và Brazil.

Theo Globefish

Gappingworld

TIN TỨC KHÁC

Lệnh cấm nhập khẩu tôm của Úc không tác động mạnh tới Thái Lan

18-1-2017

Theo Bộ trưởng Thương mại Apiradi Tantraporn, lệnh cấm nhập khẩu của Úc đối với tôm chưa chế biến từ các nước châu Á, bao gồm Thái Lan trong 6 tháng do sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng có thể sẽ không tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Ấn Độ: Kiểm tra nhanh giúp ngăn chặn thiệt hại lớn trong ngành tôm

18-1-2017

Các nhà khoa học từ Agharkar Research Institute (ARI), tại Pune, Maharashtra, đã phát triển một phương pháp thử mới để phát hiện virus gây bệnh đốm trắng trên tôm.

Nguồn cung bạch tuộc toàn cầu có khuynh hướng tăng

17-1-2017

Hiện nguồn cung bạch tuộc toàn cầu đang có khuynh hướng tăng do sản lượng khai thác tăng. Năm 2015, sản lượng bạch thuộc toàn cầu tăng 6,7% so với năm 2014. Sản lượng khai thác tăng tập trung chủ yếu ở các nước xuất khẩu lớn, bao gồm Morocco, Mauritania and Mexico, trong khi sản lượng khai thác tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc giảm.

Úc cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan

16-1-2017

Gần đây, Úc đã ban lệnh tạm thời cấm nhập khẩu tôm chưa chế biến từ Thái Lan nhưng theo Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn, lệnh cấm này ít tác động tới xuất khẩu tôm của Thái Lan do nước này chủ yếu xuất khẩu tôm chế biến sang thị trường Úc.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 7,1 tỷ USD năm 2017

14-1-2017

Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT đã đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu thủy sản 7,1 tỷ USD trong năm 2017.

2016 là năm FDA ghi nhận số lượng kỷ lục lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cấm

12-1-2017

Cơ quan Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối trong tuần cuối cùng của tháng 11 và tháng 12/2016. Tổng cộng có 7/270 (2,6%) số lô hàng bị từ chối trong tháng 11 – 12/2016 là mặt hàng tôm có chứa các kháng sinh cấm.

Argentina tăng mạnh xuất khẩu tôm trong năm 2016

11-1-2017

Mặc dù dữ liệu xuất khẩu 2 tháng cuối năm 2016 vẫn chưa được cập nhật nhưng rõ ràng năm 2016 sẽ là năm ghi nhận cao kỷ lục của mặt hàng tôm đỏ Argentina, cả về sản lượng khai thác và kim ngạch xuất khẩu.

Thủy sản Ấn Độ đặt cược vào các thị trường Nam Mỹ trong năm tài khóa 2016/17

10-1-2017

Theo nhận định của MPEDA, triển vọng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2017 cải thiện và các nhà xuất khẩu nước này sẽ tập trung vào các thị trường Nam Mỹ như Argentina, Brazil và Chile để đảm bảo có nhiều đặt hàng hơn. Theo yêu cầu của các nhà xuất khẩu, cơ quan thương mại Ấn Độ đang lên kế hoạch dẫn đầu một phái đoàn thương mại tới xúc tiến giao thương tại các thị trường này.